Bài 1 trang 32 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo Giải Toán 10 Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 32 SGK Toán 10
Toán lớp 10 Bài 1 trang 32 là lời giải bài Bất phương trình bậc nhất hai ẩn SGK Toán 10 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 10. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải bài 1 Toán 10 trang 32
Bài 1 (SGK trang 32): Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn x - 2y + 6 > 0 a) (0; 0) có phải là một nghiệm của bất phương trình đã cho không? b) Chỉ ra ba cặp số (x; y) là nghiệm của bất phương trình đã cho. c) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình đã cho trên mặt phẳng tọa độ Oxy. |
Hướng dẫn giải
- Cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by ≤ c nếu bất đẳng thức ax0 + by0 ≤ c đúng.
- Các biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by ≤ c
+ Vẽ đường thẳng d: ax + by = c trên mặt phẳng Oxy
+ Lấy một điểm M0(x0; y0) không thuộc d.
+ Tính ax0 + by0 và so sánh với c
+ Nếu ax0 + by0 < c thì nửa mặt phẳng bờ d chưa M0 là miền nghiệm của bất phương trình. Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mặt phẳng bờ d chứa M0 là miền nghiệm của bất phương trình.
Lời giải chi tiết
a) Với cặp (0; 0) ta có:
0 – 2.0 + 6 = 6 > 0
=> (0; 0) là nghiệm của bất phương trình đã cho.
Vậy (0; 0) là một nghiệm của bất phương trình x - 2y + 6 > 0
b)
+ Lấy cặp số (1; 0) ta có:
1 – 2.0 + 6 = 7 > 0
=> Cặp số (1; 0) là một nghiệm của bất phương trình x - 2y + 6 > 0
+ Lấy cặp số (0; 1) ta có:
0 – 2.1 + 6 = 4 > 0
=> Cặp số (0; 1) là một nghiệm của bất phương trình x - 2y + 6 > 0.
+ Lấy cặp số (-1; -1) ta có:
–1 – 2. (–1) + 6 = 7 > 0
=> Cặp số (-1; -1) là một nghiệm của bất phương trình x - 2y + 6 > 0.
Vậy ta có ba cặp số (1; 0); (0; 1); (-1; -1) đều là nghiệm của bất phương trình x - 2y + 6 > 0.
c) Vẽ đường thẳng ∆: x – 2y + 6 = 0 đi qua hai điểm A(0; 3); B(-6; 0).
Xét gốc tọa độ O(0; 0). Ta thấy O ∉ ∆ và (0; 0) là một nghiệm của bất phương trình
x - 2y + 6 > 0
=> Miền nghiệm của bất phương trình x - 2y + 6 > 0 là nửa mặt phẳng không kể bờ ∆, chứa điểm O (là miền được tô màu trong hình sau).
---> Câu hỏi cùng bài:
- Vận dụng 2 (SGK trang 32): Biểu diễn miền nghiệm của hai bất phương trình sau ...
- Bài 2 (SGK trang 32): Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau ...
- Bài 3 (SGK trang 32): Biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình sau ...
- Bài 4 (SGK trang 32): Bạn Cúc muốn pha hai loại nước cam. Để pha một lít nước cam loại I ...
------> Bài liên quan: Giải Toán 10 Bài 1 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
------> Bài học tiếp theo: Toán lớp 10 Bài 2 Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
----------------------------------------
Trên đây là lời giải chi tiết Bài 1 Toán lớp 10 trang 32 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn . Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập kiểm tra năng lực, bổ trợ cho quá trình học tập trong chương trình THPT cũng như ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia. Chúc các bạn học tốt!
Ngoài ra mời bạn đọc tham khảo thêm một số tài liệu: Giải Toán 10 sách CTST, Giải Toán 10 sách Cánh Diều, Hỏi đáp Toán 10
- Lượt xem: 7.826