Toán lớp 6 Bài 5 Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Sách Cánh Diều Lý thuyết Toán lớp 6 Sách Cánh Diều

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Toán lớp 6 Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

GiaiToan.com xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Lý thuyết Bài 5 Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán lớp 6 xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm Sách Cánh Diều. Nhằm giúp học sinh lớp 6 củng cố, ôn tập kiến thức lý thuyết Toán lớp 6 Chương 1: Số tự nhiên. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo tài liệu.

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

- Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:

An = A . A . A . A . … A (n ≠ 0)

An đọc là “A mũ n” hoặc “A lũy thừa n”.

A được gọi là cơ số.

n được gọi là số mũ.

- Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.

a1 = a1 = a

a2 = a.a gọi là a bình phương” (hay bình phương của a).

a3 = a.a.a gọi là a lập phương” (hay lập phương của a).

Quy ước:

a1 = a1 = a

a0 = 1 (a ≠ 0)

a0 = 1(a ≠ 0)

Ví dụ: Tính 32

Số trên là lũy thừa bậc 2 của 3 và là tích của 2 thừa số 3 nhân với nhau nên ta có:

32 = 3 . 3

2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số

am.an = am+n

Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ sốcộng các số mũ.

Ví dụ: 45 . 46 = 45 + 6 = 411

3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số

am : an = am−n (a ≠ 0; m ≥ n ≥ 0)

Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ sốtrừ các số mũ cho nhau.

Ví dụ: 35 : 32 = 35 – 2 = 33

----------------------------------------------------

----> Bài tiếp theo: Toán lớp 6 Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính

------> Bài liên quan:

----------------------------------------------------

Trên đây là toàn bộ nội dung lý thuyết môn Toán lớp 6 Cánh Diều bài 5 Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên cho các bạn học sinh tham khảo. Ngoài ra, các em học sinh tham khảo một số tài liệu liên quan: Luyện tập Toán lớp 6, Đề thi học kì 1 lớp 6, Đề thi học kì 2 lớp 6, ... Chúc các em học sinh học tập thật tốt!

  • 481 lượt xem
Chia sẻ bởi:
Tìm thêm: Toán lớp 6
Sắp xếp theo