Toán lớp 6 Bài 1 Tập hợp Sách Cánh diều Lý thuyết Toán lớp 6 Sách Cánh Diều

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp

GiaiToan.com xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Lý thuyết Bài 1 Tập hợp Toán lớp 6 xây dựng dựa trên kiến thức trọng tâm Sách Cánh Diều. Nhằm giúp học sinh lớp 6 củng cố, ôn tập kiến thức lý thuyết Toán lớp 6 Chương 1: Số tự nhiên. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo tài liệu.

1. Phần tử của tập hợp. Kí hiệu, cách viết tập hợp.

- Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng đó được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến.

- Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống.

- Ta thường đặt tên cho tập hợp bằng các chữ cái in hoa: A, B, C, D,...

- Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.

Ví dụ: Tập hợp các bạn nam trong lớp 6D bao gồm tất cả các bạn nam của lớp 6D.

+ Đối tượng của tập hợp này là các bạn nam của lớp 6D.

+ Mỗi một bạn là một phần tử.

Ví dụ: Tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 4 được minh họa như sau:

Toán lớp 6 Bài 1 Tập hợp Sách Cánh diều

- Kí hiệu tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là B

- Số 0 là một phần tử của B, ta kí hiệu là “ 0 ∈ B ”, đọc là “0 thuộc B” hoặc “0 là phần tử của B”.

- Số 6 không là phần tử của B, kí hiệu “ 6 ∉ B ” đọc là “6 không thuộc B” hoặc “6 không là phần tử của B.

- Học sinh giải thích tương tự với số 4

- Cách viết tập hợp: Các phần tử của tập hợp được viết trong 2 dấu ngoặc nhọn, cách nhau bởi dấu phảy. Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý

2. Cách cho một tập hợp

Để viết tập hợp thường có hai cách:

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ” (nếu có phần tử số) hoặc dấu “ ,

+ Mỗi phần tử được liệt kê duy nhất một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Ví dụ: Tập hợp B gồm tất cả các số nhỏ hơn 4

Kí hiệu: B = {0;1;2;3} = {2;1;0;3}

Ta không được viết B = {0; 1; 1_; 2; 2; 3}

Vì cách viết này có hai số 1 và hai lần số 2 là cách viết sai.

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó

Ví dụ: B = {x|x < 4}

3. Tập rỗng

- Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, kí hiệu ∅

Ví dụ: Tập hợp học sinh lớp 6 không có học sinh nào 70kg.

----------------------------------------------------

----> Bài tiếp theo: Toán lớp 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên

------> Bài liên quan:

----------------------------------------------------

Trên đây là toàn bộ nội dung lý thuyết môn Toán lớp 6 Cánh Diều bài 1 Tập hợp cho các bạn học sinh tham khảo. Ngoài ra, các em học sinh tham khảo một số tài liệu liên quan: Luyện tập Toán lớp 6, Đề thi học kì 1 lớp 6, Đề thi học kì 2 lớp 6, ... Chúc các em học sinh học tập thật tốt!

  • 306 lượt xem
Chia sẻ bởi: Đen2017
Tìm thêm: Toán lớp 6
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan