Bài 3 trang 59 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo Giải Toán 10 sách Chân trời sáng tạo

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài 3 trang 59 SGK Toán 10

Toán lớp 10 Bài 3 trang 59 là lời giải bài Bài tập cuối chương 3 trang 59 SGK Toán 10 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 10. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 3 Toán 10 trang 59

Bài 3 (SGK trang 59): Vẽ đồ thị các hàm số sau:

a) y = x2– 4x + 3b) y = - x2– 4x + 5
c) y = x2– 4x + 5d) y = -x2– 2x – 1

Lời giải chi tiết

a) y = x2– 4x + 3

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = x2 – 4x + 3 là một parabol (P1):

- Đỉnh A với hoành độ xA = 2, tung độ yA = -1;

- Trục đối xứng là đường thẳng x = 2 (đường thẳng này đi qua đỉnh A và song song với trục Oy);

- Vì a > 0 => Bề lõm quay lên trên

- Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 3)

x2 – 4x + 3 = 0 => \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {{x_1} = 1} \\ 
  {{x_2} = 3} 
\end{array}} \right.

=> Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm có tọa độ (1; 0) và (3; 0).

Ta có đồ thị sau:

Bài 3 trang 59 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

b) y = - x2– 4x + 5

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = – x2 – 4x + 5 là một parabol:

- Đỉnh A với hoành độ xA = -2, tung độ yA = 9

- Trục đối xứng là đường thẳng x = -2 (đường thẳng này đi qua đỉnh A và song song với trục Oy);

- Vì a < 0 bề lõm quay xuống dưới

- Đồ thị hàm số trục tung tại điểm có tung độ bằng 5, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 5)

– x2 – 4x + 5 = 0 => \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
  {{x_1} = 1} \\ 
  {{x_2} =  - 5} 
\end{array}} \right.

=> Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại hai điểm có tọa độ (1; 0) và (-5; 0).

Ta có đồ thị sau:

Bài 3 trang 59 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

c) y = x2– 4x + 5:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = x2 – 4x + 5 là một parabol:

- Đỉnh A với hoành độ xA = 2, tung độ yA = 1

- Trục đối xứng là đường thẳng x = 2 (đường thẳng này đi qua đỉnh A và song song với trục Oy)

- Vì a > 0 => Bề lõm quay lên trên

- Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 5, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; 5)

x2 – 4x + 5 = 0 vô nghiệm => Đồ thị hàm số không cắt trục hoành.

Ta có đồ thị sau:

Bài 3 trang 59 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

d) y = -x2– 2x – 1

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = -x2 – 2x – 1 là một parabol:

- Đỉnh A với hoành độ xA = -1, tung độ yA = 0

- Trục đối xứng là đường thẳng x = -1 (đường thẳng này đi qua đỉnh A và song song với trục Oy)

- Vì a < 0 => Bề lõm quay xuống dưới

- Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -1, tức là đồ thị đi qua điểm có tọa độ (0; -1)

Ngoài ra, phương trình -x2 – 2x – 1 = 0 có nghiệm x = - 1 nên đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có tọa độ (-1; 0).

Bài 3 trang 59 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

-----> Câu hỏi tiếp theo: Bài 4 trang 59 SGK Toán 10

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 3 Toán lớp 10 trang 59 Bài tập cuối chương 3 trang 59 cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 3: Hàm số bậc hai và đồ thị . Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn ôn tập kiểm tra năng lực, bổ trợ cho quá trình học tập trong chương trình THPT cũng như ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia. Chúc các bạn học tốt!

Chia sẻ bởi: Bọ Cạp
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 564
Sắp xếp theo