Trực tâm là gì? Cách xác định trực tâm Bài tập Toán 7
Chuyên đề Toán 7: Tam giác
Chắc hẳn các bạn học sinh đôi lúc sẽ gặp khó khăn với các câu hỏi Trực tâm là gì? Xác định được trực tâm tam giác bằng cách nào?. Để trả lời cho các câu hỏi đó GiaiToan.com xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Trực tâm tam giác gồm các kiến thức trọng tâm và trực quan giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, áp dụng vào làm bài tập tốt. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 7 ôn tập và nâng cao kiến thức môn Toán 7.
A. Trực tâm
- Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó được gọi là trực tâm của tam giác
Hay nói cách khác:
- Trực tâm là giao của ba đường cao trong tam giác.
Hình vẽ minh họa:
Trong hình vẽ trên, các đoạn thẳng AF, CD, BE lần lượt là các đường cao hạ từ A, C, B của tam giác ABC. Điểm I là giao điểm của ba đường cao
=> Điểm I là trực tâm của tam giác.
Chú ý: Trong tam giác đều, trực tâm cách đều ba cạnh của tam giác
B. Cách xác định trực tâm tam giác
Phương pháp: Để xác định trực tâm tam giác, ta đi tìm giao điểm của hai đường cao trong tam giác đó.
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC nhọn, có I là trực tâm. Xác định tực tâm tam giác IAB, IAC, IBC.
Hướng dẫn giải
Vì I là trực tâm của tam giác ABC
=> AI ⊥ BC, BI ⊥ AC, CI ⊥ AB
Xét tam giác IAB có BC ⊥ AI, AC ⊥ BI
=> Điểm C là giao điểm của BC và AC
=> Điểm C là trực tâm tam giác IAB
Chứng minh tương tự ta có B là trực tâm tam giác IAC, A là trực tâm tam giác IBC.
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Gọi trung điểm của BH là D, trung điểm của AH là E. Các định trực tâm tam giác ADE
Hướng dẫn giải
Xét bài toán phụ nếu tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC thì MN // BC và BC = 2MN.
Thật vậy, trên tia đối của tia NM lấy điểm P sao cho NP = MN
Xét tam giác AMN và tam giác CPN có
AM = NC
(đối đỉnh)
MN = NP
=> ∆AMN = ∆ CPN (c – g – c)
=> MA = CP, (hai cạnh và hai góc tương ứng)
Hai góc ở vị trí so le trong nên AM // CP
=> (hai góc so le trong)
Xét tam giác BMC và tam giác PCM có
MB = CP = MA
(cmt)
MC là cạnh chung
=> ∆BMC = ∆PCM (c – g – c)
=> BC = NP, (cặp cạnh và góc tương ứng)
Hai góc ở vị trí so le trong nên MN // BC
Ta lại có MP = MN + NP = 2MN
=> BC = 2MN
Xét tam giác HAB có:
BD = DH
EA = EH
=> DE // AB (theo chứng minh bên trên)
Xét tam giác ADE có
CD ⊥ AE mặt khác CA ⊥ AB và DE // AB
=> CA ⊥ DE
=> CA, DC là đường cao của tam giác ADE
Mà C là giao điểm của AC và DC
=> C là trực tâm của tam giác ADE
C. Bài tập xác định trực tâm của tam giác
Bài tập 1: Cho tam giác ABC có M là trung điểm của BC và MA = MB = MC. Tìm trực tâm của tam giác ABC.
Bài tập 2: Cho tam giác ABC có góc A bằng 700, AB < AC, đường phân giác góc A cắt BC tại D, BF ⊥ AC tại E, F thuộc AC sao cho AE = AB. Xác định trực tâm tam giác ABE và tính số đo góc DHF.
-------------------------------------------------------
Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp các em học sinh ghi nhớ lý thuyết về tam giác từ đó vận dụng giải các bài toán về tam giác một cách dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.
- Lượt xem: 78