Đề thi giữa kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 1 Đề kiểm tra giữa kì Toán 8

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề ôn thi giữa kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 1 là tài liệu được biên soạn giúp các bạn học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức các dạng bài tập Toán 8 CD hay chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 và học kì 1 môn toán 8 tốt nhất.

Đề thi giữa học kì I Toán 8 Cánh diều - Đề 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Biểu thức nào không phải là đa thức trong các biểu thức sau?

A. 4x2 + y

B. 2xy2

C. x2 − 2

D. 8x + 9y

Câu 2:  Kết quả phép chia đa thức (− 2x3y2z + 8x2y3z2 − 10x4yz2) cho đơn thức (− 2xyz) là:

A. x2y − 4xy2z + 5x2z

B. x2y − 4xyz + 5x3z

C. x2y − 4xy2z + 5xz3

D. x2y − 4xy2z + 5x3z

Câu 3: Cho hai đa thức P = a + 3b + ab2 và Q = a2b − ab2 − 2b. Khi đó P − Q bằng

A. a − b + a2b

B. a + b + a2b

C. a − b − a2b

D. a + b + 2a2b

Câu 4: Kết quả phân tích đa thức 25x3y2 − 15x2y3 − 20x2y2 thành nhân tử là:

A. 5x(5x2y2 − 3xy3 + 4xy2)

B. 5xy(5x2y2 − 3xy3 + 4xy2)

C. x2y2(25x − 15y + 20)

D. 5x2y2(5x − 3y + 4)

Câu 5: Khai triển (3x – 4y)2 ta được:

A. 9x2 – 24xy + 16y2

B. 9x2 – 12xy + 16y2

C. 9x2 – 24xy + 4y2

D. 9x2 – 6xy + 16y2

Câu 6:  Giá trị của biểu thức A = x3 + 3x2 + 3x + 1 với x = 99 là:

A. 1 000 000

B. 100 000

C. 10 000

D. Đáp án khác

Câu 7: Hãy chọn câu sai trong các câu sau

A. Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa một cạnh bất kỳ của tứ giác đó.

B. Tổng các góc của một tứ giác bằng 180o.

C. Tổng các góc của một tứ giác bằng 360o.

D. Tứ giác ABCD là hình gồm các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.

Câu 8: Bạn Tâm muốn đóng một nẹp chéo AC để chiếc khung hình chữ nhật ABCD được vững hơn. Tính độ dài AC, biết rằng AD = 48 cm, CD = 36 cm.

A. 50 cm

B. 60 cm

C. 55 cm

D. 65 cm

Câu 9: Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy bằng 8 cm và độ dài trung đoạn bằng 10 cm.

A. 105 cm2.

B. 115 cm2.

C. 120 cm2.

D. 95 cm2.

Câu 10: Một hình chóp tứ giác đều có diện tích xung quanh là 30 cm2, trung đoạn của hình chóp đều là 5 cm. Độ dài cạnh đáy là

A. 6 cm

B. 12 cm

C. 3 cm

D. 1,5 cm

Câu 11: Tứ giác ABCD là hình thang cân nếu:

A. AB // CD

B. AB // CD và AD = BC

C. AB // CD và AB = CD

D. AB // CD \widehat{A} =\widehat{B}

Câu 12: Hình chóp tứ giác đều là hình chóp có đáy là hình gì?

A. Hình chữ nhật

B. Hình bình hành

C. Hình vuông

D. Hình thoi

II. Tự luận

Bài 1 (1 điểm): Thu gọn các biểu thức:

a) \frac{1}{2}xy\left(x^5-y^3\right)-x^2y\left(\frac{1}{4}x^4-y^3\right)

b) (x2 − 1)(x + 2) − (x − 2)(x2 + 2x + 4)

Bài 2 (1,5 điểm): Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) 4x3 − 8xy + 4y2

b) 16x3y4 − 24x3y4

c) x2 − y2 − 5x + 5y

Bài 3 (1,5 điểm): Cho biểu thức A=\ \frac{x^2- {x}}{x^2-9}+\frac{1}{x+3}-\frac{1}{x-3}

a) Rút gọn biểu thức A

b) Tính giá trị của A biết x = 5

c) Tìm số nguyên x để biểu thức A nhận giá trị nguyên.

Bài 4 (2 điểm): Cho tam giác cân ABC (AB = AC), phân giác BD và CE. Gọi I là trung điểm của BC, J là trung điểm của ED, O là giao điểm của BD và CE. Chứng minh:

a) Tứ giác BEDC là hình thang cân.

b) BE = ED = DC.

c) Bốn điểm A, I, O, J thẳng hàng.

Bài 5 (1 điểm):

a) Tính thể tích của một khối Rubik có dạng hình chóp tam giác đều. Biết khối Rubik này có 4 mặt là các tam giác đều bằng nhau cạnh 4,7 cm và chiều cao 4,1 cm, chiều cao của khối Rubik bằng 3,9 cm.

b) Tính chiều cao của bức tường biết rằng chiều dài của thang là 4 m và chân thang cách tường 1 m.

----------------------------------

>> Tham khảo thêm: Đề thi giữa kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 2

  • 16 lượt xem
Chia sẻ bởi: Cự Giải
Sắp xếp theo