Cho A và B là hai tập hợp bất kì. Trong mỗi cặp tập hợp sau đây Giải Toán 10 Chân trời sáng tạo
Bài 4 trang 25 Toán 10 tập 1
Giải SGK Toán 10: Bài 4 trang 25 Các phép toán trên tập hợp được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 10. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.
Cho A và B là hai tập hợp bất kì. Trong mỗi cặp tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập con của tập hợp còn lại? Hãy giải thích bằng cách sử dụng biểu đồ Ven.
|
Lời giải chi tiết
Minh họa bằng biểu đồ Ven như sau:
a) A và A ∪ B
Ta có:
A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}
Quan sát hình vẽ ta có:
Tập hợp A chứa phần màu hồng và màu xanh lá nằm hoàn toàn trong tập hợp A ∪ B
=> Tập hợp A là tập hợp con của tập hợp A ∪ B
=> A ⊂ (A ∪ B)
b) A và A ⋂ B
A ⋂ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}
Quan sát hình vẽ ta có:
Tập hợp A ⋂ B là phần màu xanh lá nằm hoàn toàn trong tập hợp A
=> Tập hợp A ⋂ B là tập hợp con của tập hợp A
=> A ⊃ (A ⋂ B)
A. Giao của hai tập hợp
- Tập hợp các phần tử thuộc cả hai tập hợp A và B được gọi là giao của hai tập hợp A và B
- Giao của hai tập hợp S và T:
S ⋂ T = {x | x ∈ S và x ∈ T}
B. Hợp của hai tập hợp
- Tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của hai tập hợp A và B
- Hợp của hai tập hợp S và T:
S ∪ T = {x | x ∈ S hoặc x ∈ T}
Nếu A là tập con của U thì hiệu U\A được gọi là phần bù của A trong U, kí hiệu là CUA.
----> Bài học liên quan: Toán lớp 10 Bài 4: Các phép toán trên tập hợp
-------------------------------------------------
Ngoài dạng bài tập Chuyên đề Toán 10: Các phép toán trên tập hợp các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều nội dung Hỏi đáp Toán lớp 10 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!
- Lượt xem: 228