Toán lớp 6 Bài 3 Phép cộng và phép trừ hai số nguyên Sách Chân trời sáng tạo Lý thuyết Toán lớp 6 tập 1

Nội dung
  • 2 Đánh giá

Toán lớp 6 Bài 3 Phép cộng và phép trừ hai số nguyên

GiaiToan.com xin giới thiệu đến thầy cô và bạn đọc tài liệu Toán 6 Bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên bao gồm lý thuyết Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo ôn tập rèn luyện kỹ năng giải Toán 6, ôn tập chủ đề Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo cho các em học sinh tham khảo. Mời các em cùng tìm hiểu chi tiết.

A. Cộng hai số nguyên cùng dấu

- Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.

- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.

- Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.

- Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có:

(+a) + (+b) = a + b

(-a) + (- b) = - (a + b)

B. Cộng hai số nguyên khác dấu

1) Cộng hai số đối nhau

Tổng hai số nguyên đối nhau luôn luôn bằng 0: a + (- a) = 0.

2) Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:

- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.

- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.

C. Tính chất của phép cộng các số nguyên

a) Tính chất giao hoán

Phép cộng các số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là: a + b = b + a

Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

b) Tính chất kết hợp

Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

- Tổng (a + b) + c hoặc a + (b + c) là tổng của ba số nguyên a, b, c và viết là a + b +c; a, b, c là các số hạng của tổng.

- Để tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng (tính giao hoán), hoặc nhóm tùy ý các số hạng (tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi hơn.

D. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

a – b = a + (-b)

- Cho hai số nguyên a và b. Ta gọi a – b là hiệu của a và b (a được gọi là số bị trừ, b là số trừ).

- Phép trừ luôn thực hiện được trong tập hợp số nguyên.

E. Quy tắc dấu ngoặc

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-".

Ví dụ: + (a + b – c) = a + b – c

- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: - (a + b – c) = - a - b + c

--------------------------------------------------

---> Bài tiếp theo: Bài 4: Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên

Bài liên quan:

---------------------------------------------

Trên đây là Lý thuyết Toán lớp 6 bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên Chân trời sáng tạo cho các em học sinh tham khảo, nắm được các dạng toán có trong bài học. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6. Ngoài ra mời thầy cô và bạn đọc tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Giải Toán 6 sách Kết nối tri thức, Giải Toán 6 sách Cánh diều, Luyện tập Toán 6, ...

  • 928 lượt xem
Chia sẻ bởi: Biết Tuốt
Sắp xếp theo