Toán lớp 3 bài 7: Ôn tập về hình học Lý thuyết Toán lớp 3 tập 1
Toán lớp 3: Ôn tập về hình học
Toán lớp 3 trang 11, 12: Ôn tập về hình học bao gồm lý thuyết Toán lớp 3 cho các em học sinh tham khảo, ôn tập rèn luyện kỹ năng giải Toán 3, ôn tập chương 1 Toán lớp 3: Ôn tập và bổ sung. Mời các em cùng tìm hiểu chi tiết.
Lý thuyết Toán lớp 3: Ôn tập về hình học
1. Đường gấp khúc
+ Đường gấp khúc là đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và không thẳng hàng.
Đường gấp khúc ABCD
+ Cách tính độ dài đường gấp khúc: Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó (cùng đơn vị đo).
Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng AB = 1dm, BC = 14cm và CD = 12cm.
Lời giải:
Đổi 1dm = 10cm
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
10 + 14 + 12 = 36 (cm)
Đáp số: 36cm.
2. Hình tam giác
+ Hình tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC và CA.
Hình tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC và CA.
+ Chu vi hình tam giác: Muốn tính chu vi hình tam giác, ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (cùng đơn vị đo).
Ví dụ: Tính chu vi hình tam giác biết độ dài ba cạnh lần lượt bằng 12cm, 14cm và 18cm.
Lời giải:
Chu vi hình tam giác là:
12 + 14 + 18 = 44 (cm)
Đáp số: 44cm
3. Hình tứ giác
+ Hình tứ giác MNPQ là hình gồm bốn cạnh MN, NP, PQ và QM.
Hình tứ giác MNPQ có bốn cạnh là MN, NP, PQ và QM
+ Chu vi hình tứ giác: Muốn tính chu vi hình tứ giác, ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó (cùng đơn vị đo).
Ví dụ: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài bốn cạnh lần lượt là: 3cm, 2cm, 4cm và 6cm.
Lời giải:
Chu vi hình tứ giác là:
3 + 2 + 4 + 6 = 15 (cm)
Đáp số: 15cm.
4. Hình chữ nhật
+ Nhận biết hình dạng hình chữ nhật:
+ Các đồ vật dạng hình chữ nhật có trong đời sống: quyển sách, quyển vở, thước kẻ,…
+ Chu vi hình chữ nhật: muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta tính tổng độ dài các cạnh của hình chữ nhật (cùng đơn vị đo).
5. Hình vuông
+ Nhận biết hình dạng hình vuông:
+ Các đồ vật dạng hình vuông có trong đời sống: khung tranh, đồng hồ, viên gạch,…
6. Cách đếm hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
Ví dụ: Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác?
Bước 1: Đánh số thứ tự tất cả các hình từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
Bước 2: Liệt kê các hình theo nguyên tắc từ trái qua phải.
+ Các tam giác đơn (tam giác không chứa hình nào): tam giác (1) và tam giác (2) → Có 2 tam giác đơn.
+ Các tam giác đôi (tam giác chứa hai hình nhỏ): tam giác (1) + (2), tam giác (1) + (4) và tam giác (2) + (3) → Có 3 tam giác đôi.
+ Các tam giác ba (tam giác chứa ba hình nhỏ): không có.
…..
+ Các tam giác to (hình tam giác chứa tất cả các hình: tam giác (1) + (2) + (3) + (4) → Có 1 tam giác to.
Số tam giác có trong hình vẽ là: 2 + 3 + 1 = 6 hình tam giác.
-------
Bài tiếp theo: Toán lớp 3 Bài 8: Ôn tập về giải toán
Bài liên quan:
- Giải Toán lớp 3 trang 11, 12
- Luyện tập Ôn tập về hình học
-------
Trên đây là Lý thuyết Toán lớp 3 bài: Ôn tập về hình học cho các em học sinh tham khảo, nắm được các dạng toán có trong bài học. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 3.
Xem thêm bài viết khác
Bảng đơn vị đo độ dài
Toán lớp 3 bài 9: Xem đồng hồ
Toán lớp 3 bài 8: Ôn tập về giải toán
Toán lớp 3 bài 6: Ôn tập các bảng chia
Toán lớp 3 bài 5: Ôn tập các bảng nhân
Toán lớp 3 bài 4: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Toán lớp 3 bài 3: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)