Toán lớp 3 bài 3: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) Lý thuyết Toán lớp 3 tập 1
Toán lớp 3: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Toán lớp 3 trang 5: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) bao gồm lý thuyết Toán lớp 3 cho các em học sinh tham khảo, ôn tập rèn luyện kỹ năng giải Toán 3, ôn tập chương 1 Toán lớp 3: Ôn tập và bổ sung. Mời các em cùng tìm hiểu chi tiết.
Lý thuyết Toán lớp 3: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
1. Đặt tính rồi tính
+ Cần ghi nhớ đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
+ Thực hiện phép tính từ phải sang trái, các hàng có tổng bằng hoặc lớn hơn 10 thì ta viết chữ số hàng đơn vị vào kết quả, rồi thêm 1 đơn vị vào hàng liền ngay phía trước của số hạng đó.
Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 165 + 582; 189 + 203
Hướng dẫn, lời giải:
• Hàng đơn vị: 5 cộng 2 bằng 7, viết 7 • Hàng chục: 6 cộng 8 bằng 14, viết 4, nhớ 1 • Hàng trăm: 5 thêm 1 bằng 6, 1 cộng 6 bằng 7, viết 7 Vậy 165 + 582 = 747 | |
• Hàng đơn vị: 9 cộng 3 bằng 12, viết 2, nhớ 1 • Hàng chục: 0 thêm 1 bằng 1, 8 cộng 1 bằng 9, viết 9 • Hàng trăm: 1 cộng 2 bằng 3, viết 3 Vậy 189 + 203 = 392 |
2. Tính nhẩm phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
+ Để tính nhẩm các số tròn trăm, ta cộng hoặc trừ các chữ số hàng trăm và giữ nguyên chữ số 0 ở hàng chục và hàng đơn vị.
+ Trong phép tính tổng một số số bằng số tròn trăm, tròn chục thì ưu tiên nhóm các số đó lại và tính trước rồi cộng với các số còn lại.
Ví dụ: Tính nhẩm 150 + 300 + 50
Hướng dẫn, lời giải:
150 + 300 + 50 = (150 + 50) + 300 = 200 + 300 = 500
3. Tìm thành phần chưa biết của phép tính
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Muốn tìm số trừ, ra lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) x – 271 = 194 | b) x – 572 = 19 | c) x – 647 = 181 |
Hướng dẫn, lời giải:
a) x – 271 = 194 x = 194 + 271 x = 465 | b) x – 572 = 19 x = 19 + 572 x = 591 | c) x – 647 = 181 x = 181 + 647 x = 828 |
4. Giải toán có lời văn
+ Đọc và phân tích đề bài: xác định các số đã cho và yêu cầu của bài toán.
+ Tìm lời giải cho bài toán: dựa vào các từ khóa có trong đề bài để xác định phép tính cần dùng.
- Bài toán có từ “thêm”, “tất cả”, “tổng”, “nhiều hơn”… ta sử dụng phép cộng để giải bài toán.
- Bài toán có từ “bớt”, “còn lại”, “ít hơn”,… ta sử dụng phép trừ để giải bài toán.
+ Trình bày lời giải bài toán: Bài làm (lời giải) – Phép tính – Đáp số.
Ví dụ: Thùng thứ nhất chứa 225l dầu, thùng thứ hai chứa 115l dầu. Hỏi cả hai thùng chứa tất cả bao nhiêu lít dầu?
Hướng dẫn, lời giải:
Muốn tìm tổng số lít dầu có ở hai thùng, ta thực hiện phép cộng với hai số hạng lần lượt là số dầu thùng thứ nhất và thùng thứ hai chứa.
Bài làm
Cả hai thùng chứa tất cả số lít dầu là:
225 + 115 = 340 (lít)
Đáp số: 340l dầu.
5. Tính độ dài đường gấp khúc
Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tìm tổng độ dài của các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó, lưu ý là các số phải cùng đơn vị đo.
Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng có độ dài lần lượt bằng 128cm, 102cm và 100cm.
Bài làm
Độ dài của đường gấp khúc là:
128 + 102 + 100 = 330 (cm)
Đáp số: 330cm.
-------
Bài tiếp theo: Toán lớp 3 Bài 4: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Bài liên quan:
-------
Trên đây là Lý thuyết Toán lớp 3 bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) cho các em học sinh tham khảo, nắm được các dạng toán có trong bài học. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 3.
Xem thêm bài viết khác
Bảng đơn vị đo độ dài
Toán lớp 3 bài 7: Ôn tập về hình học
Toán lớp 3 bài 6: Ôn tập các bảng chia
Toán lớp 3 bài 5: Ôn tập các bảng nhân
Toán lớp 3 bài 4: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Toán lớp 3 bài 2: Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
Toán lớp 3 bài 1: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số