Tính giá trị của biểu thức 21.[(1245+987):2^3-15.12]+21 Giải Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài 1.57 trang 28 Toán 6 tập 1

Giải bài tập Toán lớp 6: Bài 1.57 trang 28 được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về bốn phép tính của số tự nhiên và thứ tự thực hiện các phép tính. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 6. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Tính giá trị của biểu thức:

21.[(1245+987):2^3-15.12]+21

Lời giải chi tiết: 

21.[(1245+987):2^3-15.12]+21

=21.[2232:2^3-15.12]+21

=21.[2232:8-15.12]+21

=21.[279-15.12]+21

=21.[279-180]+21

=21.99+21

=21.(99+1)

=21.100

=2100

1. Thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức

  • Đối với các biểu thức không có dấu ngoặc:

- Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì thực hiện các phép tính từ trái qua phải.

Ví dụ 1: 1038 - 297 + 1654

= 741 + 1654

=2395

Ví dụ 2: 3249 : 9 . 12

= 361 . 12

= 4332

- Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Ví dụ 3: 120+3.4^2=120+3.16=120+48=168

  • Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

- Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước.

Ví dụ 4: (1005 + 216) : 3 = 1221 : 3 = 407

- Nếu có các dấu ngoặc (), dấu ngoặc vuông [ ], dấu ngoặc nhọn { } thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện các phép tính trong các dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

Ví dụ 5: \left \{ 6^2+12.[36 - (4.3)]\right \} : 18

= \left \{ 36 +12.[36-12]\right \} : 18

= \left \{ 36 +12.24\right \} : 18

= \left \{ 36 +288\right \} : 18

= 324 : 18

=18

2. Tính nhanh

Phương pháp ghép nhóm các số hạng để thực hiện tính nhanh biểu thức đã được học trong chương trình tiểu học. Hãy cùng GiaiToan ôn tập lại nếu các em chưa nắm chắc!

a) Nhân một số với một tổng

A. (B + C) = A.B + A.C

Áp dụng vào bài tập:

128.32+128.68=128.(32+68)

=128.100=12800

3010.99+3010=3010.99+3010.1

=3010.(99+1)=3010.100=301000

Các em học sinh lưu ý, một số khi đứng một mình tức là số đó đang nhân với 1. 

b) Nhân một số với một hiệu

A. (B - C) = A.B - A.C

Áp dụng vào bài tập:

290.107-290.7=290.(107-7)

=290.100=29000

2022.101-2022=2022.101-2022.1

=2022.(101-1)=2022.100=202200

--------> Bài học liên quan: Toán lớp 6 Bài 7 Thứ tự thực hiện các phép tính Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ngoài các dạng bài tập trong chương 1: Tập hợp số tự nhiên, các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều nội dung Hỏi đáp Toán lớp 6 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!

Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 934
Sắp xếp theo