Tính bằng cách thuận tiện nhất 142 x 12 + 142 x 18 Cách tính bằng cách thuận tiện nhất
Bài tập Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Tính bằng cách thuận tiện nhất là gì?
- Cách tính bằng cách thuận tiện nhất
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 142 x 12 + 142 x 18
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 49 x 365 – 39 x 365
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 769 x 85 - 769 x 75
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 302 x 16 + 302 x 4
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 2009 x 71 + 29 x 2009
Bài tập Tính bằng cách thuận tiện nhất được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 2, tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 3, tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 4, tính bằng cách thuận tiện nhất lớp 5. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.
Tham khảo thêm: Tính bằng cách thuận tiện nhất
Tính bằng cách thuận tiện nhất là gì?
Tính bằng cách thuận tiện nhất là việc áp dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân, … vào việc giải bài toán tính giá trị của biểu thức một cách nhanh, hợp lí và chính xác nhất.
Cách tính bằng cách thuận tiện nhất
Quy tắc 1: Nhóm các số trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…
Quy tắc 2: Phép cộng các số giống nhau được biểu diễn bằng phép nhân
Quy tắc 3: Vận dụng các tính chất của phép cộng, phép nhân, phép trừ, phép chia
- Nhân một số với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c
- Nhân một số với một hiệu: a x (b – c) = a x b – a x c
- Một tổng chia cho một số: (a + b) : c = a : c + b : c
- Một số trừ đi một tổng: a – (b + c) = a – b – c
Quy tắc 5: Vận dụng các tính chất với các số đặc biệt
Các tính chất đó là:
- 0 nhân với một số: 0 x a = a x 0 = 0
- 0 chia cho một số: 0 : a = 0
- 1 nhân với một số: 1 x a = a x 1 = a
- Chia một số cho 1: a : 1 = a
Tính bằng cách thuận tiện nhất 142 x 12 + 142 x 18
Hướng dẫn:
Vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân:
a x (b + c) = a x b + a x c
Vận dụng các tính chất của phép trừ và phép nhân:
a x (b – c) = a x b – a x c
Lời giải:
142 x 12 + 142 x 18
= 142 x (12 + 18) (sử dụng tính chất giữa phép cộng và phép nhân)
= 142 x 30
= 142 x 3 x 10
= 426 x 10 (nhân một số với 10)
= 4260
Tính bằng cách thuận tiện nhất 49 x 365 – 39 x 365
Lời giải:
49 x 365 – 39 x 365
= 365 x (49 – 39) (sử dụng tính chất giữa phép trừ và phép nhân)
= 365 x 10 (nhân một số với 10)
= 3650
Tính bằng cách thuận tiện nhất 769 x 85 - 769 x 75
Lời giải:
769 x 85 – 769 x 75
= 765 x (85 – 75) (sử dụng tính chất giữa phép trừ và phép nhân)
= 765 x 10 (nhân một số với 10)
= 7650
Tính bằng cách thuận tiện nhất 302 x 16 + 302 x 4
Lời giải:
302 x 16 + 302 x 4
= 302 x (16 + 4) (sử dụng tính chất giữa phép cộng và phép nhân)
= 302 x 20
= 302 x 2 x 10
= 604 x 10 (nhân một số với 10)
= 6040
Tính bằng cách thuận tiện nhất 2009 x 71 + 29 x 2009
Lời giải:
2009 x 71 + 29 x 2009
= 2009 x (71 + 29) (sử dụng tính chất giữa phép cộng và phép nhân)
= 2009 x 100 (nhân một số với 100)
= 200900
Câu hỏi liên quan:
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 98 + 3 + 97 + 2
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 4 x 125 x 25 x 8
- Tính bằng cách thuận tiện nhất 1 + 2 + 3 + ....+ 18 + 19 + 20
-----
Ngoài dạng bài tập Tính bằng cách thuận tiện nhất, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng toán khác được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!
- Lượt xem: 17.276