Hình 1,14 mô phỏng vị trí của năm điểm A, B, C, D, E so với mực nước biển Giải Toán 7 kết nối tri thức

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài 1.35 trang 25 Toán 7 tập 1

Giải SGK Toán 7: Bài 1.35 trang 25 Tập hợp Q số hữu tỉ được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 7. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Hình 1,14 mô phỏng vị trí của năm điểm A, B, C, D, E so với mực nước biển. Biết rằng độ cao (tính theo đơn vị kilomet) so với mực nước biển của mỗi điểm là một trong các số sau:

\frac{{33}}{{12}};\frac{{79}}{{30}}; - \frac{{25}}{{12}}; - \frac{5}{6};0

Quan sát hình và cho biết độ cao của mỗi điểm.

Hình 1,14 mô phỏng vị trí của năm điểm A, B, C, D, E so với mực nước biển

Lời giải chi tiết

Đổi \frac{{33}}{{12}} = \frac{{165}}{{60}};\frac{{79}}{{30}} = \frac{{158}}{{60}}; - \frac{5}{6} = \frac{{ - 10}}{{12}}

Do điểm D và E ở bên dưới mực bước biển

=> Độ cao so với mực nước biển của hai điểm D và E là hai số âm,

Điểm A và B ở bên trên mực nước biển

=> Độ cao so với mực nước biển của hai điểm A và B là hai số dương.

Do 25 > 10 => - \frac{{25}}{{12}} <  - \frac{{10}}{{12}}

Điểm D ở bên dưới điểm E nên độ cao của điểm D là - \frac{{25}}{{12}}, độ cao của điểm E là - \frac{{10}}{{12}} =  - \frac{5}{6}

Điểm C trùng với mực nước biển nên độ cao của điểm C là 0.

Do 165 > 158 =>  \frac{{165}}{{60}} > \frac{{158}}{{60}}

Điểm A ở bên dưới điểm B nên độ cao của điểm A là \frac{{158}}{{60}} = \frac{{79}}{{30}}, độ cao của điểm B là \frac{{165}}{{60}} = \frac{{33}}{{12}}

A. Số hữu tỉ

- Số hữu tỉ là số viết dưới dạng phân số \frac{a}{b} với a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0.

- Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là \mathbb{Q}

- Số nguyên n bất kì là một số hữu tỉ.

Ví dụ: -3; -1,75, 4\frac{1}{5}, … là các số hữu tỉ.

Biểu đồ Ven biểu thị mối quan hệ các tập hợp số:

Bảng sau cho biết các điểm đông đặc và điểm sôi của sáu nguyên tố

B. So sánh hai số hữu tỉ

- Quy tắc so sánh hai số hữu tỉ:

Muốn so sánh hai phân số, ta viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh tử số với nhau. Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.

- Với hai số hữu tỉ a, b bất kì, ta luôn có hoặc a = b hoặc a < b hoặc a > b.

Tính chất bắc cầu

Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c

----> Bài học liên quan:

-------------------------------------------------

Ngoài dạng bài tập Chuyên đề Toán lớp 7: Thứ tự thực hiện các phép tính các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều nội dung Hỏi đáp Toán lớp 7 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!

Chia sẻ bởi: Xử Nữ
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 120
Sắp xếp theo