Bài 1 trang 44 SGK Toán 9 tập 1 Giải SGK Toán 9

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Giải bài 1 trang 44 – SGK Toán 9 tập 1

Giải bài 1 sgk toán 9 tập 1 trang 44 Bài 1 Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số với hướng dẫn và lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa môn Toán 9, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.

Bài 1 trang 44 Toán 9 Tập 1

Bài 1 (trang 44 SGK): a. Cho hàm số y = f\left( x \right) = \frac{2}{3}.x

Tính: f(-2); f(-1); f(0); f(1/2); f(1); f(2); f(3)

b) Cho hàm số y = g\left( x \right) = \frac{2}{3}.x + 3

Tính: g(-2); g(-1); g(0); g(1/2); g(1); g(2); g(3)

c) Có nhận xét gì về giá trị của hai hàm số đã cho ở trên khi biến x lấy cùng một giá trị?

Hướng dẫn giải

- Tính giá trị của hàm số ta thực hiện thay giá trị x vào hàm số thu được giá trị y tương ứng

-Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) cũng tăng lên thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên R (Gọi tắt là hàm số đồng biến).

- Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) lại giảm đi thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (Gọi tắt là hàm số nghịch biến).

Lời giải chi tiết

a. Thay các giá trị x vào hàm số ta được các giá trị y tương ứng được thống kê như sau:

\begin{matrix}
  {\text{f}}( - 2) = \dfrac{2}{3}( - 2) = \dfrac{{ - 4}}{3} \hfill \\
  {\text{f}}(0) = \dfrac{2}{3}(0) = 0 \hfill \\
  {\text{f}}(1) = \dfrac{2}{3}(1) = \dfrac{2}{3} \hfill \\
  {\text{f}}(3) = \dfrac{2}{3}(3) = 2 \hfill \\ 
\end{matrix}

\begin{matrix}
  {\text{f}}( - 1) = \dfrac{2}{3}( - 1) = \dfrac{{ - 2}}{3} \hfill \\
  {\text{f}}\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = \dfrac{2}{3} \cdot \dfrac{1}{2} = \dfrac{1}{3} \hfill \\
  {\text{f}}(2) = \dfrac{2}{3}(2) = \dfrac{4}{3} \hfill \\ 
\end{matrix}

b. Thay các giá trị x vào hàm số ta được các giá trị y tương ứng được thống kê như sau:

\begin{matrix}
  g( - 2) = \dfrac{2}{3}( - 2) + 3 = \dfrac{{ - 4}}{3} + 3 = \dfrac{5}{3} \hfill \\
  g( - 1) = \dfrac{2}{3}( - 1) + 3 = \dfrac{{ - 2}}{3} + 3 = \dfrac{7}{3} \hfill \\
  g(0) = \dfrac{2}{3}(0) + 3 = 3 \hfill \\
  g\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = \dfrac{2}{3} \cdot \dfrac{1}{2} + 3 = \dfrac{1}{3} + 3 = \dfrac{{10}}{3} \hfill \\
  g(1) = \dfrac{2}{3}(1) + 3 = \dfrac{2}{3} + 3 = \dfrac{{11}}{3} \hfill \\
  g(2) = \dfrac{2}{3}(2) + 3 = \dfrac{4}{3} + 3 = \dfrac{{13}}{3} \hfill \\
  g(3) = \dfrac{2}{3}(3) + 3 = \dfrac{6}{3} + 3 = \dfrac{{15}}{3} \hfill \\ 
\end{matrix}

c. Nhận xét:

- Hai hàm số y = f\left( x \right) = \frac{2}{3}.x;{\text{    }}y = g\left( x \right) = \frac{2}{3}.x + 3a là hai hàm số đồng biến vì khi x tăng thì y cũng nhận được các giá trị tương ứng tăng lên.

- Cùng một giá trị của biến x, giá trị của hàm số y = g(x) luôn luôn lớn hơn giá trị tương ứng của hàm số y = f(x) là 3 đơn vị.

-----> Bài tiếp theo: Bài 2 trang 45 SGK Toán 9 tập 1

-----------------------------------------------------------

Trên đây GiaiToan.com đã chia sẻ Toán 9 Bài 1 Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số giúp học sinh nắm chắc Chương 2: Hàm số bậc nhất. Ngoài ra quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu: Luyện tập Toán 9, Giải Toán 9 tập 1, Giải Toán 9 tập 2, ... Hy vọng với tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt!

Chia sẻ bởi: Thùy Chi
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 213
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan