Luyện tập 4 trang 67 Toán 7 tập 1 SGK Cánh Diều Giải Toán 7 sách Cánh Diều
Luyện tập 4 trang 67 SGK Toán 7
Toán lớp 7 Luyện tập 4 trang 67 là lời giải bài Đại lượng tỉ lệ nghịch SGK Toán 7 sách Cánh Diều hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải Luyện tập 4 trang 67 Toán 7
Luyện tập 4 (SGK trang 67): Có ba bánh răng a, b, c ăn khớp nhau (Hình 13). Cho biết mỗi phút bánh răng c quay được 18 vòng. Tính số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng a và b. |
Hướng dẫn giải
– Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức x . y = a (với a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
– Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:
• Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)
• Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Lời giải chi tiết
Gọi x; y; z lần lượt là số vòng mà mỗi bánh răng quay được trong mỗi phút
Điều kiện: x; y; z > 0
Vì số răng của bánh răng tỉ lệ nghịch với số vòng quay được trong một phút nên ta có:
24 . x = 18 . y = 12 . z
Theo bài số vòng quay của bánh răng c quay được trong mỗi phút là 18 vòng nên z = 18
Suy ra 24 . x = 18 . y = 12 . 18 = 216
Do đó: x = 216 : 24 = 9 (vòng)
x = 216 : 18 = 12 (vòng)
Vậy số vòng quay mỗi phút của mỗi bánh răng a và b lần lượt là 9 vòng và 12 vòng.
→ Câu hỏi cùng bài:
- Bài 1 trang 68 Toán 7 tập 1: Giá trị của hai đại lượng x, y được cho bởi bảng sau: ...
- Bài 2 trang 68 Toán 7 tập 1: Cho biết x; y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 36 ...
- Bài 3 trang 68 Toán 7 tập 1: Theo dự định, một nhóm thợ có 35 người sẽ xây một tòa nhà...
→ Bài liên quan: Giải Toán 7 Cánh diều Bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch
→ Bài tiếp theo: Giải Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 2 trang 89
----------------------------------------
- Lượt xem: 8.375
