Bài 6 trang 67 Toán 8 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 2: Tứ giác

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài 6 trang 67 Toán 8 Tập 1 CTST

Bài 6 trang 67 Toán 8 CTST Tập 1 là lời giải chi tiết trong bài Chương 3 Bài 2: Tứ giác SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tạo giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 8. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải Bài 6 trang 67 Toán 8 Tập 1

Bài 6 (sgk trang 67): Ta có tứ giác ABCD với AB = AD, CB = CD (Hình 13) là hình "cái diều".

a) Chứng minh rằng AC là đường trung trực của BD

b) Cho biết \widehat{B}=95^{\circ},\widehat{C}=35^{\circ}. Tính \widehat{A};\widehat{D}

Hướng dẫn:

Vận dụng tính chất đường trung trực

Vận dụng định lí: Tổng các góc trong một tứ giác

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: AB = AD (gt)

CB = CD (gt)

Do đó A, C thuộc đường trung trực của BD

Suy ra AC là đường trung trực của BD

b) Xét ∆ ABC và ∆ADC có:

AB = AD (gt)

CB = CD (gt)

AC chung

Do đó, ∆ ABC = ∆ADC (c.c.c)

Suy ra \widehat{B}=\widehat{D}=95^{\circ}(hai góc tương ứng)

Xét tứ giác ABCD có:

\widehat{A} +\widehat{B} +\widehat{C} +\widehat{D} =360^{\circ} (định lí tổng các góc trong một tứ giác)

\widehat{A} +95^{\circ}  +35^{\circ}  +95^{\circ}  =360^{\circ}

Suy ra \widehat{A}=360^{\circ}-(95^{\circ}+95^{\circ}+35^{\circ})=135^{\circ}

---> Câu hỏi cùng bài:

---> Bài tiếp theo: Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 3: Hình thang - Hình thang cân

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 6 trang 67 Toán 8 Tập 1 CTST nằm trong bài Toán 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 2: Tứ giác cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng bài tập của Chương 3: Định lí Pythagore. Các loại tứ giác thường gặp. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 8. Ngoài ra Giaitoan mời thầy cô và học sinh tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Đề thi giữa học kì 1 Toán 8, Đề thi học kì 1 Toán 8,.... Chúc các em học tốt.

Chia sẻ bởi: Bảo Bình
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 80
Sắp xếp theo