Thực hành 1 trang 67 Toán 7 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo
Thực hành 1 trang 67 SGK Toán 7 tập 2
Thực hành 1 trang 67 Toán lớp 7 tập 2 thuộc bài 5 Đường trung trực của một đoạn thẳng được GiaiToan hướng dẫn chi tiết giúp cho các em học sinh ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 7 nhằm chuẩn bị cho các bài kiểm tra đạt kết quả cao.
Giải Thực hành 1 Toán 7 tập 2 SGK trang 67
Thực hành 1 (SGK trang 67): Cho hình chữ nhật ABCD, trên cạnh AB lấy các điểm M, N, P và trên cạnh DC lấy các điểm M’, N’, P’. Cho biết AM = MN = NP = PB và MM’, NN’, PP’ đều song song với BC (Hình 3). Tìm đường trung trực của mỗi đoạn thẳng AB, AN và NB.
Lời giải:
Do ABCD là hình chữ nhật nên MM’ ⊥ AB, NN’ ⊥ AB, PP’ ⊥ AB.
Ta có AN = AM + MN; NB = NP + PB.
Do AM = MN = NP = PB nên AN = NB và N nằm giữa AB do đó N là trung điểm của AB.
Khi đó NN’ ⊥ AB và N là trung điểm của AB nên đường trung trực của đoạn AB là NN’.
Do AM = MN và M nằm giữa AN nên M là trung điểm của AN.
Do MM’ ⊥ AN và M là trung điểm của AN nên đường trung trực của đoạn AN là MM’.
Do NP = PB và P nằm giữa N và B nên P là trung điểm của NB.
Do PP’ ⊥ NB và P là trung điểm của NB nên đường trung trực của đoạn NB là PP’.
Câu hỏi trong bài: Giải Toán 7 Bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng
Câu hỏi cùng bài:
- Vận dụng 1 (SGK trang 67) : Trong Hình 4, hãy cho biết BD có là đường trung trực...
- Khám phá 2 (SGK trang 68) : Cho đoạn thẳng AB có O là trung điểm và d là đường trung trực...
- Thực hành 2 (SGK trang 69) : Trong Hình 8, cho biết d là đường trung trực...
Thực hành 1 trang 67 Toán 7 tập 2 SGK CTST được GiaiToan đăng tải lời giải chi tiết cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 8: Tam giác. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 7 đạt kết quả cao. Ngoài ra Giaitoan mời thầy cô và học sinh tham khảo thêm các câu hỏi, bài tập hay bài học khác trong chuyên mục Toán 7 sách Chân trời sáng tạo.
- Lượt xem: 267