Đề thi học kì 1 Toán 9 năm học 2022 – 2023 - Đề số 4 Đề thi cuối kì 1 lớp 9

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đề thi học kì 1 Toán 9 năm học 2022 – 2023 - Đề số 4

Đề thi học kì 1 Toán 9 năm học 2022 – 2023 - Đề số 4 được giaitoan.com biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo trọng tâm chương trình học môn Toán lớp 9 giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết để hoàn thành tốt bài thi cuối học kỳ 1 . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết. 

A. Đề thi Toán kì 1 lớp 9

Câu 1

1. Thực hiện phép tính

a) 5\sqrt {12}  + 3\sqrt {27}  - 2\sqrt {108}  + \sqrt {192}b) {\left( {1 - \sqrt 3 } \right)^2} - \sqrt {4 - 2\sqrt 3 }  + 3\sqrt 3

2. Giải phương trình sau: \sqrt {{x^2} - 2x + 1}  = 2x - 3

Câu 2

Với  x \ge 0;\,x \ne 1 cho các biểu thức A = \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  - 1}}  và B = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{2\sqrt x }}{{x - 1}} + \dfrac{4}{{\sqrt x  - 1}}

a) Tính giá trị của biểu thức A biết x = 16

b) Chứng minh rằng B = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 1}}

c) Tìm giá trị của x để nhận giá trị nguyên

Câu 3: Cho hàm số y = ( m – 1) x +4 ( m là tham số, ) có đồ thị hàm số là đường thẳng (d). Tìm m để khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (d) bằng 2

Câu 4: Cho nửa đường tròn (O) bán kính AB = 2R. Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn kẻ hai tia tiếp tuyến Ax, By của nửa đường tròn. Lấy điểm C bất kì thuộc nửa đường tròn ( C khác A và B), qua C kẻ tiếp tuyến của nửa đường tròn cắt Ax, By thứ tự tại M và N

a) Chứng minh A, M, C, O cùng thuộc một đường tròn

b) Nối điểm O với điểm M. điểm O với điểm N. Chứng minh AM.BN = {R^2}

c) Chứng minh: AM + NB = MN

Câu 5: Cho a \ge 1;b \ge 9;c \ge 16 và a.b.c = 1152. Tìm GTLN của biểu thức:

P = bc.\sqrt {a - 1}  + ca.\sqrt {b - 9}  + ab.\sqrt {c - 16}

B. Đáp án Đề thi Toán kì 1 lớp 9

Câu 1

a)

\begin{array}{l}
5\sqrt {12}  + 3\sqrt {27}  - 2\sqrt {108}  + \sqrt {192} \\
 = 5\sqrt {12}  + 3.3\sqrt 3  - 2.6\sqrt 3  + 8\sqrt 3 \\
 = 5\sqrt {12}  + 9\sqrt 3  - 12\sqrt 3  + 8\sqrt 3 \\
\, = 10\sqrt 3 
\end{array}

b)

\begin{array}{l}{\left( {1 - \sqrt 3 } \right)^2} - \sqrt {4 - 2\sqrt 3 }  + 3\sqrt 3 \\ = 1 - 2\sqrt 3  + {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} - \sqrt {3 - 2\sqrt 3  + 1}  + 3\sqrt 3 \\ = 1 - 2\sqrt 3  + 3 - \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} - 2\sqrt 3  + {1^2}}  + 3\sqrt 3 \\ = 4 - 2\sqrt 3  - \sqrt {{{\left( {\sqrt 3  - 1} \right)}^2}}  + 3\sqrt 3 \\ = 4 - 2\sqrt 3  - \left| {\sqrt 3  - 1} \right| + 3\sqrt 3 \\ = 4 - 2\sqrt 3  - \sqrt 3  + 1 + 3\sqrt 3 \\ = 5\end{array}

Câu 2

a)

Khi x = 16 thay vào A ta được: 

A = \dfrac{{\sqrt {16}  + 2}}{{\sqrt {16}  - 1}} = \dfrac{{4 + 2}}{{4 - 1}} = \dfrac{6}{3} = 2

b)

\begin{array}{l}
B = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  + 1}} - \dfrac{{2\sqrt x  + 4}}{{x - 1}} + \dfrac{4}{{\sqrt x  - 1}}\\
B = \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x  - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)\left( {\sqrt x  - 1} \right)}} - \dfrac{{2\sqrt x  + 4}}{{x - 1}} + \dfrac{{4\left( {\sqrt x  + 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  + 1} \right)}}\\
B = \dfrac{{x - \sqrt x  - 2\sqrt x  - 4 + 4\sqrt x  + 4}}{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)\left( {\sqrt x  - 1} \right)}}\\
B = \dfrac{{x + \sqrt x }}{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)\left( {\sqrt x  - 1} \right)}}\\
B = \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x  + 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)\left( {\sqrt x  - 1} \right)}}\\
B = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 1}}
\end{array}

c) 

\begin{array}{l}
Q = \dfrac{{2B}}{A} = \dfrac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x  - 1}}:\dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  - 1}}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x  - 1}}.\dfrac{{\sqrt x  - 1}}{{\sqrt x  + 2}} = \dfrac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x  + 2}}
\end{array}

Ta có:

\begin{array}{l}
Q = \dfrac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x  + 2}} = \dfrac{{2\left( {\sqrt x  + 2} \right) - 4}}{{\sqrt x  + 2}}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \dfrac{{2\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}{{\sqrt x  + 2}} - \dfrac{4}{{\sqrt x  + 2}}\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = 2 - \dfrac{4}{{\sqrt x  + 2}} < 2
\end{array}

Để Q nhận giá trị nguyên thì \sqrt x  + 2 \in {Ư_4} = \left\{ { \pm 1; \pm 2; \pm 4} \right\}

Với \sqrt x  + 2 = 1 \Leftrightarrow \sqrt x  =  - 1\left( l \right)

Với \sqrt x  + 2 =  - 1 \Leftrightarrow \sqrt x  =  - 3\left( l \right)

Với \sqrt x  + 2 = 2 \Leftrightarrow \sqrt x  = 0 \Leftrightarrow x = 0\,\,\left( {t/m} \right)

Với \sqrt x  + 2 =  - 2 \Leftrightarrow \sqrt x  =  - 4\left( l \right)

Với \sqrt x  + 2 =  - 4 \Leftrightarrow \sqrt x  =  - 6\left( l \right)

Với \sqrt x  + 2 = 4 \Leftrightarrow \sqrt x  = 2 \Leftrightarrow x = 4\left( {t/m} \right)

Vậy để Q nguyên thì x \in \left\{ {0;4} \right\}

Câu 3 

Giao của đồ thị hàm số với trục Ox là: A\left( {\dfrac{{ - 4}}{{{\rm{ }}m{\rm{ }}-{\rm{ }}1}};0} \right)

\Rightarrow OA = \left| {\dfrac{{ - 4}}{{{\rm{ }}m{\rm{ }}-{\rm{ }}1}}} \right| = \dfrac{4}{{\left| {{\rm{ }}m{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right|}}

Giao của đồ thị hàm số với trục Oy là: B\left( {0;4} \right) \Rightarrow OB = \left| 4 \right| = 4

Nối A với B ta được tam giác OAB vuông tại O

Khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường (d) là OH = 2

Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta được:

\begin{array}{l}
\dfrac{1}{{O{H^2}}} = \dfrac{1}{{O{A^2}}} + \dfrac{1}{{O{B^2}}}\\
 \Rightarrow \dfrac{1}{{{2^2}}} = \dfrac{1}{{{{\left( {\dfrac{4}{{\left| {m - 1} \right|}}} \right)}^2}}} + \dfrac{1}{{{4^2}}}\\
 \Leftrightarrow \dfrac{1}{{{{\left( {\dfrac{4}{{\left| {m - 1} \right|}}} \right)}^2}}} = \dfrac{3}{{16}}\\
 \Leftrightarrow \dfrac{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}{{16}} = \dfrac{3}{{16}}\\
 \Leftrightarrow {\left( {m - 1} \right)^2} = 3 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m - 1 = \sqrt 3 \\
m - 1 =  - \sqrt 3 
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m = \sqrt 3  + 1\\
m =  - \sqrt 3  + 1
\end{array} \right.
\end{array}

Câu 4

a)

Gọi K là trung điểm của MO \Rightarrow MK = KO = \dfrac{1}{2}MO (1)

Xét tam giác AMO vuông tại A có:

AK = \dfrac{1}{2}MO ( tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông) (2)

Từ (1) và (2) \Rightarrow MK = KO = AK (*)

Xét tam giác MCO vuông tại C có:

CK = \dfrac{1}{2}MO ( tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông) (3)

Từ (1) và (3) \Rightarrow MK = KO = CK (**)

Từ (*) và (**) ta được

MK = MO = AK = CK \Rightarrow A, M, O, C cùng thuộc 1 đường tròn

b)

Ta có:

\left\{ \begin{array}{l}
AM = MC\\
\widehat {AOM} = \widehat {COM}
\end{array} \right.  ( tiếp tuyến tại A và C cắt nhau tại M)

Lại có:

 \left\{ \begin{array}{l}
CN = NB\\
\widehat {CON} = \widehat {NOB}
\end{array} \right.( tiếp tuyến tại C và B cắt nhau tại N)

Mà : 

\begin{array}{l}
\widehat {AOC} + \widehat {COM} + \widehat {CON} + \widehat {NOB} = {180^ \circ }\\
\widehat {COM} + \widehat {COM} + \widehat {CON} + \widehat {CON} = {180^ \circ }\\
2\left( {\widehat {COM} + \widehat {CON}} \right) = {180^ \circ }\\
\widehat {COM} + \widehat {CON} = {90^ \circ }
\end{array}

\Rightarrow \Delta NOM vuông tại O

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác NOM có:

\begin{array}{l}
MC.CN = O{C^2}\\
 \Rightarrow MA.BN = O{C^2}\\
 \Rightarrow MA.BN = {R^2}
\end{array}

c)

Ta có: MN = MC + NC (4)

Mà: MC = AM ( tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

CN = NB ( tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

Thay vào (4) ta được: MN = AM + NB

Câu 5

Với a \ge 1;\,\,b \ge 9;\,\,c \ge 16 .

Áp dụng BĐT Cô – si ta được:

1.\sqrt {a - 1}  \le \dfrac{{1 + a - 1}}{2} \Rightarrow bc.\sqrt {a - 1}  \le bc.\dfrac{{1 + a - 1}}{2} = \dfrac{{abc}}{2}

Chứng minh tương tự ta được:

9.\sqrt {b - 9}  \le \dfrac{{9 + a - 9}}{2} \Rightarrow ca.\sqrt {b - 9}  \le ca.\dfrac{1}{3}.\dfrac{{9 + b - 9}}{2} = \dfrac{{abc}}{6}

16.\sqrt {c - 16}  \le \dfrac{{16 + c - 16}}{2} \Rightarrow ab.\sqrt {c - 16}  \le ab.\dfrac{1}{4}.\dfrac{{16 + b - 16}}{2} = \dfrac{{abc}}{8}

\begin{array}{l}
 \Rightarrow P = bc\sqrt {a - 1}  + ca\sqrt {b - 9}  + ab\sqrt {c - 16} \\
\,\,\,\,\,\, \le \dfrac{{abc}}{2} + \dfrac{{abc}}{6} + \dfrac{{abc}}{8} = \dfrac{{19abc}}{{24}} = \dfrac{{19.1152}}{{24}} = 912
\end{array}

Dấu “=” xảy ra khi \left\{ \begin{array}{l}
a = 2\\
b = 18\\
c = 32
\end{array} \right.

Vậy {P_{max}} = 912 khi a = 2; b = 18; c = 32

Tài liệu liên quan

Trên đây là giaitoan.com giới thiệu tới quý thầy cô và bạn đọc Đề thi học kì 1 Toán 9 năm học 2022 – 2023 - Đề số 4. Ngoài ra giaitoan.com mời độc giả tham khảo thêm tài liệu ôn tập một số môn học: Toán lớp 9, Giải Toán 9, Đề thi học kì 1 Toán 9, ....

  • 658 lượt xem
Chia sẻ bởi: Lê Thị Thùy
Sắp xếp theo