Chủ cửa hàng bỏ ra 35 000 000 đồng mua một số loại sản phẩm để bán Giải Toán 7 Cánh Diều

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài 8 trang 26 Toán 7 tập 1

Giải SGK Toán 7: Bài 8 trang 26 Thứ tự thực hiện các phép tính được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 7. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Chủ cửa hàng bỏ ra 35 000 000 đồng mua một số loại sản phẩm để bán. Chủ của hàng đã bán \frac{6}{7} số sản phẩm đã mua về đó với giá bán mỗi sản phẩm 10% so với giá mua vào và bán \frac{1}{7} số sản phẩm còn lại với giá bán mỗi sản phẩm thấp hơn 25% so với giá mua vào.

a) Tính số tiền chủ cửa hàng thu về khi bán hết số sản phẩm đó.

b) Chủ cửa hàng đã lãi hay lỗ bao nhiêu phần trăm.

Lời giải chi tiết

a) Giá tiền của \frac{1}{7} lượng gạo mua về là:

35 000 000 . \frac{1}{7}= 5 000 000 (đồng)

Cửa hàng đã bán số gạo bị giảm chất lượng với giá bán thấp hơn 25% so với giá gạo lúc mua vào nên số tiền giảm giá là:

5 000 000 . 25% = 1 250 000 (đồng)

Số tiền thu được sau khi bán số gạo bị giảm chất lượng là:

5 000 000 − 1 250 000 = 3 750 000 (đồng)

Số gạo không bị giảm chất lượng chiếm 1 - \frac{1}{7} = \frac{6}{7} lượng gạo mua về.

Khi đó, giá tiền của \frac{6}{7} lượng gạo mua về là:

35 000 000 . \frac{6}{7}= 30000000 (đồng)

Cửa hàng đã bán số gạo còn lại với giá bán cao hơn 10% so với giá gạo lúc mua vào nên số tiền bán cao hơn là:

30 000 000 . 10% = 3 000 000 (đồng)

Số tiền thu được sau khi bán số gạo không bị giảm chất lượng là:

30 000 000 + 3 000 000 = 33 000 000 (đồng)

Số tiền chủ cửa hàng thu về khi bán hết số gạo đó là:

33 000 00 + 3 750 000 = 36 750 000 (đồng)

Vậy số tiền chủ cửa hàng thu về khi bán hết số gạo đó là 36 750 000 đồng.

b) Số tiền bán lớn hơn số tiền mua vào (36 750 000 > 35 000 000) nên chủ cửa hàng đã lãi số tiền là:

36 750 000 − 35 000 000 = 1 750 000 (đồng)

Số phần trăm chủ cửa hàng đã lãi là:

\frac{{1750000}}{{35000000}}.100\%  = 5\%

Vậy chủ cửa hàng đã lãi 5%.

A. Quy tắc dấu ngoặc

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu (+) đằng trước, ta giữ nguyên dầu của các số trong dấu ngoặc

a + (b + c) = a + b + c

a + (b – c) = a + b – c

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu (-) đằng trước ta phải đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc: Dấu (+) đổi thành dấu (-), dấu (-) đổi thành dấu (+)

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c

B. Thứ tự thực hiện các phép tính

1) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

- Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

Lũy thừa nhân và chia cộng và trừ.

2) Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự:

( ) [ ] { }

----> Bài học liên quan:

-------------------------------------------------

Ngoài dạng bài tập Chuyên đề Toán lớp 7: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc bỏ ngoặc các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều nội dung Hỏi đáp Toán lớp 7 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!

Chia sẻ bởi: Bảo Bình
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 637
Sắp xếp theo