Cách viết tập hợp, tập hợp con Bài tập Toán lớp 6

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài tập Tập hợp Toán lớp 6 được biên soạn và đăng tải bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo trọng tâm chương trình học THCS Toán lớp 6 giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Chúc các em học sinh ôn tập thật tốt!

A. Tập hợp là gì?

- Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không được định nghĩa.

- Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và trong thực tế đời sống. Chẳng hạn:

+ Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

+ Tập hợp các bạn học sinh giỏi khối 6

+ Tập hợp những quyển sách trên kệ.

+ Tập hợp các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, ….

- Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, H, K, … để đặt tên cho các tập hợp.

- Cho tập hợp A, a là một phần tử của tập hợp A được viết là: a ∈ A (đọc là a thuộc A), b không phải là một phần tử của tập hợp A được viết là b ∉ A(đọc là b không thuộc a).

- Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào

- Một tập hợp không chứa bất kì phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng (kí hiệu là: ∅)

B. Tập hợp con

- Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói A là một tập hợp con của tập hợp B.

Kí hiệu: A ⊂ B đọc là A chứa trong B hoặc B chứa A.

C. Cách xác định tập hợp

Có hai cách để xác định tập hợp:

Cách 1: Liệt kê các phần tử.

Chú ý khi liệt kê các phần tử ta chỉ liệt kê phần tử duy nhất 1 lần.

Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của phần tử.

D. Bài tập tập hợp, tập hợp con

Bài tập 1: Cho tập hợp A là các chữ cái trong cụm từ: “Điện Biên phủ”

a) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp A.

b) Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:

i) Đ …. A

ii) O … A

Hướng dẫn giải

a) Liệt kê các phần tử của tập hợp A như sau:

A = {Đ; I; E; N; B; P; H; U}

b) Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ trống:

i) Đ ∈ A

ii) O ∉ A

Bài tập 2: Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và tập hợp B = {1; 3; 5; 7; 9}

a) Viết tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B.

b) Viết tập hợp D các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A.

c) Viết tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.

d) Viết tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.

Hướng dẫn giải

a) Tập hợp C các phần tử thuộc A và không thuộc B.

C = {2; 6; 6}

b) Tập hợp D các phần tử thuộc B nhưng không thuộc A.

D = {5; 9}

c) Tập hợp E các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.

E = {1; 3; 5}

d) Tập hợp F các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.

F = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 9}

Bài tập 3: Cho tập hợp A = {1; 2; a; b}

a) Hãy chỉ ra các tập hợp con của A có 1 phần tử.

b) Hãy chỉ rõ các tập hợp con của A có 2 phần tử.

c) Tập hợp B = {a; b; c} có phải là tập hợp con của A không?

Hướng dẫn giải

a) Các tập hợp con của A có 1 phần tử: {1}; {2}; {a}; {b}.

b) Các tập hợp con của A có 2 phần tử: {1; 2}, {1; a}, {1; b}, {2; a}, {2; b}, {a; b}

c) Tập hợp B = {a; b; c} không phải là tập hợp con của A vì c ∈ B nhưng c ∉

Bài tập 4: Tập hợp M = {x; y; z} có bao nhiêu tập hợp con?

Hướng dẫn giải

Tập hợp con của M không có phần tử nào: {∅}

Tập hợp con của M có 1 phần tử: {x}; {y}; {z}

Tập hợp con của M có 2 phần tử: {x; y}, {x; z}, {y; z}

Tập hợp con của M có 3 phần tử: {x; y; z}

=> Vậy tập hợp M có tất cả 8 phần tử.

-------------------------------------------------------

Hy vọng tài liệu Toán lớp 6 Tập hợp sẽ giúp các em học sinh củng cố, ghi nhớ lý thuyết, bài tập tính nhanh Toán lớp 6. Đây cũng là phần kiến thức thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra môn Toán lớp 6, chính vì vậy việc nắm vững các kiến thức là rất quan trọng giúp các em học sinh có thể đạt điểm cao trong các bài thi của mình. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp các em học sinh ghi nhớ lý thuyết về tam giác từ đó vận dụng giải các bài toán về tam giác một cách dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Chia sẻ bởi: Cự Giải
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 1.330
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan