Thực hành 3 trang 31 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo Giải Toán 6 tập 2

Nội dung
  • 10 Đánh giá

Thực hành 3 trang 31 SGK Toán lớp 6

Toán lớp 6 Thực hành 3 trang 31 là lời giải bài Số thập phân SGK Toán 6 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải Thực hành 3 Toán 6 SGK trang 31

Thực hành 3 (SGK trang 31 Toán 6): a) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần:

−12,13; −2,4; 0,5; −2,3; 2,4

b) Hãy sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần:

−2,9; −2,999; 2,9; 2,999

Hướng dẫn giải

- Số thập phân âm nhỏ hơn số 0 và số thập phân dương lớn hơn số 0.

- Nếu hai số thập phân trái dấu, số thập phân dương luôn lớn hơn số thập phân âm.

- Trong hai số thập phân âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.

Lời giải chi tiết

a) Để sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần (giảm dần), ta làm như sau:

Bước 1: Chia thành 2 nhóm số thập dương và số thập phân âm, vì số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.

- Nhóm các số thập phân dương: 0,5; 2,4

- Nhóm các số thập phân âm: −12,13; −2,4; −2,3

Bước 2: Ta so sánh các số thập phân theo nhóm với nhau:

- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên với nhau, số nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta lần lượt so sánh các hàng ở phần thập phân.

- Nhóm các số thập phân âm: ta so sánh số đối của chúng, số nào có số đối lớn hơn thì nhỏ hơn.

- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên của các số trên, vì 0 < 2 nên 0,5 < 2,4

- Nhóm các số thập phân âm:

+ Số đối của các số −12,13; −2,4; −2,3 lần lượt là 12,13; 2,4; 2,3

+ Số 12,13 có phần nguyên là 4

+ Hai số 2,4; 2,3 đều có phần nguyên là 2 nên ta so sánh phần thập phân của hai số.

+ Số 2,4 và 2,3 có hàng phần mười lần lượt là 4 và 3. Vì 4 > 3 nên 2,4 > 2,3

Do đó 12,13 > 2,4 > 2,3 hay −12,13 < −2,4 < −2,3

Từ đó ta suy ra: −12,13 < −2,4 < −2,3 < 0,5 < 2,4

Vậy các số được sắp xếp thứ tự tăng dần là: −12,13; −2,4; −2,3; 0,5; 2,4.

b) Để sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự tăng dần (giảm dần), ta làm như sau:

Bước 1: Chia thành 2 nhóm số thập dương và số thập phân âm, vì số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương.

- Nhóm các số thập phân dương: 2,9; 2,999

- Nhóm các số thập phân âm: −2,9; −2,999

Bước 2: Ta so sánh các số thập phân theo nhóm với nhau:

- Nhóm các số thập phân dương: ta so sánh phần nguyên với nhau, số nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta lần lượt so sánh các hàng ở phần thập phân.

- Nhóm các số thập phân âm: ta so sánh số đối của chúng, số nào có số đối lớn hơn thì nhỏ hơn.

- Nhóm các số thập phân dương:
+ So sánh phần nguyên: cả hai số 2,9 và 2,999 đều có phần nguyên là 2.

+ So sánh phần thập phân: Hàng phần mười của hai số đều là 9

Ta tiếp tục so sánh hàng phần trăm: chữ số hàng phần trăm của 2,9 và 2,999 lần lượt là 0 và 9. Vì 9 > 0 nên 2,999 > 2,9

- Nhóm các số thập phân âm:

+ Số đối của các số −2,9; −2,999 lần lượt là 2,9; 2,999

Ở phần trên ta đã chứng minh được 2,999 > 2,9 nên −2,999 < −2,9

Từ đó ta suy ra: 2,999 > 2,9 > −2,9 > −2,999

Vậy các số được sắp xếp thứ tự giảm dần là: 2,999; 2,9; −2,9; −2,999.

----> Bài liên quan: Giải Toán lớp 6 Bài 1 Số thập phân

---> Câu hỏi tiếp theo:

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Thực hành 3 Toán lớp 6 trang 31 Số thập phân cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 6: Số thập phân. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6.

Chia sẻ bởi: Bờm
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 1.866
Sắp xếp theo