Thực hành 2 trang 90 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo Giải Toán 6 tập 2
Thực hành 2 trang 90 SGK Toán lớp 6
Toán lớp 6 Thực hành 2 trang 90 là lời giải bài Số đo góc, các góc đặc biệt SGK Toán 6 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải Thực hành 2 Toán 6 SGK trang 90
Thực hành 2 (SGK trang 90 Toán 6): Mỗi góc trong hình 3 có số đo là bao nhiêu? - Dùng thước đo góc để xác định số đo các góc trong Hình 4. |
Hướng dẫn giải
- Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 1800.
- Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800
- Góc có số đo bằng 900 là góc vuông
- Góc có số đo nhỏ hơn 900 là góc nhọn.
- Góc có số đo lớn hơn 900 nhưng nhỏ hơn 1800 là góc tù.
Lời giải chi tiết
Trong Hình 3 có:
- Đỉnh O trong mỗi góc trong hình trên đều trùng với tâm của thước.
- Một cạnh của góc là cạnh Oy đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
- Cần xác định xem cạnh còn lại của góc (cạnh Ox) đi qua vạch chỉ số nào trên thước đo góc, ta sẽ được số đo của góc đó.
Số đo của mỗi góc trong Hình 3:
- Trong hình a) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 40 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 40o.
- Trong hình b) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 135 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 135o.
- Trong hình c) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 90 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 90o.
- Trong hình d) cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 180 của thước đo góc.
Do đó số đo góc xOy là 180o.
Vậy số đo mỗi góc trong Hình 3 là:
Hình a) xOy= 40o;
Hình b) xOy= 135o;
Hình c) xOy= 90o;
Hình d) xOy= 180o.
- Trong Hình 4 có:
- Hình a) có một góc là xOy.
- Hình b) có ba góc là: BAC, ABC, ACB
Dùng thước đo góc, xác định số đo của mỗi góc trong Hình 4 như sau:
- Đo góc xOy:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh Oy) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh Ox. Ta thấy cạnh Ox đi qua vạch chỉ số 95 trên thước đo góc.
=> Số đó góc xOy là 95o
- Đo góc BAC:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh A của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh AB) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh AC. Ta thấy cạnh AC đi qua vạch chỉ số 58 trên thước đo góc.
=> Số đo góc BAC là 58o
- Đo góc ABC:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh B của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh BC) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh BA. Ta thấy cạnh BA đi qua vạch chỉ số 58 trên thước đo góc.
=> Số đo góc ABC là 58o
- Đo góc ACB:
Bước 1: Ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh C của góc.
Bước 2: Xoay thước sao cho một cạnh của góc (chẳng hạn, cạnh CB) đi qua vạch 0 của thước và thước chồng lên phần trong của góc.
Bước 3: Cạnh còn lại của góc là cạnh CA. Ta thấy cạnh CA đi qua vạch chỉ số 27 trên thước đo góc.
=> Số đo góc ACB là 27o.
Vậy số đo mỗi góc trong Hình 4 là:
Hình a) xOy = 32o;
Hình b) BAC = 58o; ABC = 58o; ACB = 27o
----> Câu hỏi tiếp theo: Hoạt động 2 trang 91 SGK Toán lớp 6
----------------------------------------
Trên đây là lời giải chi tiết Thực hành 2 Toán lớp 6 trang 90 Số đo góc, các góc đặc biệt cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 8: Các hình học cơ bản. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6.
- Lượt xem: 1.684