Giáo án Toán lớp 2 sách Cánh Diều (Cả năm) Giáo án lớp 2 Cánh Diều
Giáo án Toán lớp 2 sách Cánh Diều (Cả năm) được GiaiToan sưu tầm và đăng tải. Tài liệu gồm đầy đủ các bài soạn cho cả năm môn Toán lớp 2 Cánh Diều cho quý thầy cô tham khảo, từ đó lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị tốt cho các Giáo án điện tử lớp 2 mới, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng tham khảo
Giáo án lớp 2 theo chương trình mới năm 2021 - 2022
Trường Tiểu học Giáo viên: | Ngày dạy :..../...../ 20.. |
Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần: 1 Tiết 1
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập củng cố cách đọc, viết và xếp thứ tự các số từ 1 đến 100
- Biết cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích cấu tạo số.
2. Phẩm chất, năng lực
Năng lực:
- Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
Phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở…..
2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
5’ | A. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi | - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học) | - HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm. |
20’ | B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập 1.a. Tìm số còn thiếu ở ô trống rồi đọc Bảng các số từ 1 đến 100 Mục tiêu: Hs nắm chắc thứ tự số để điền đúng Bảng số 100.
b.Trong Bảng các số từ 1 đến 100 hãy chỉ ra: Mục tiêu: Hs biết được giá trị của một số trong Bảng số 100 | - GV ghi bài 1a, HD HS xác định yêu cầu bài. - GV chữa bài bằng máy soi vở + Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự nào + Dựa vào Bảng 100 có thể đếm bằng những cách nào? + Dựa vào Bảng 100 có thể so sánh các số như thế nào?
+ Nêu các số tròn chục?
+ Nêu các số có hai chữ số giống nhau? Tùy thời gian có thể nêu thêm câu hỏi -Hs đổi chéo VBT kiểm tra - Chiếu slide đáp án - GV ghi bài 1b, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv cho hs chữa bài theo cặp đôi + Số bé nhất có một chữ số là số nào? + Số bé nhất có hai chữ số là số nào? + Số lớn nhất có một chữ số là số nào? + Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? - GV nhận xét, chốt ý: Cần nắm vững thứ tự số để đọc, viết và xếp thứ tự đúng Bảng số 100 | - Đọc và xác định yêu cầu bài. - hs làm VBT * các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến + Bảng 100 gồm một trăm số từ 1 đến 100 được săp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn + có thể đếm theo đơn vị, đếm theo chục, đếm từ một số nào đó, đếm thêm, đếm bớt…. + số nào đếm trước thì bé hơn, số nào đếm sau thì lớn hơn,.. + 10,20,30,40,50,60,70,80,90 + 11,22,33,44,55,66,77,88,99
+ hs kiểm tra nhau
- Đọc và xác định yêu cầu bài. - Hs làm vở ô li + số 1 + số 10 + số 9 + số 99 + hs lắng nghe |
Bài 2.a Số? Mục tiêu: Hs biết xác định số chục và số đơn vị trong một số có hai chữ số b.Trả lời các câu hỏi ? Mục tiêu: Hs biết phân tích cấu tạo số theo chục và đơn vị. | - GV cho HS đọc yêu cầu bài 2a. - Gv chiếu slide Chữa bài dưới hình thức trò chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi thi “ Ai nhanh, ai đúng” Tổ 1+2 là đội 1, tổ 3+4 là đội 2. Mỗi đội 2 người xếp thành hàng 1 (mỗi người điền 2ô ) dùng bút dạ để điền theo thứ tự lần lượt đến hết bảng. Đội nào kết quả đúng mà nhanh hơn đội đó về nhất. Tùy tình hình thực tế chơi GV kết luận. -Hs đọc yêu cầu bài 2b - Gv chiếu slide - HDHS xác định yêu cầu bài tập và làm bài - Chữa bài theo hình thức trò chơi “ đố bạn “ theo từng cặp đôi - GV nhận xét, chốt ý: Hs phải xác định được số chục, số đơn vị trong số có hai chữ số, viết số có hai chữ số dưới dạng tổng các số tròn chục và số đơn vị, cách thành lập số có hai chữ số khi biết số chục và số đơn vị để vận dụng làm dạng bài trên. | + đọc đề bài + làm VBT + cả lớp quan sát 2 đội chơi và cùng chữa bài + đọc đề bài + làm VBT + Từng cặp chữa bài | |
5’ | C. Hoạt dộng vận dụng Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”: Mục tiêu: Biết ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục..
| - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng. - GV thao tác mẫu. - GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. - GV nhận xét, khen ngợi HS. | - HS thảo luận nhóm 3.. - 2 Nhóm lên thi tiếp sức . - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. |
5’ | D. Củng cố - Dặn dò | - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. | Hs lắng nghe |
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):…………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Trường Tiểu học Giáo viên: | Ngày dạy :..../...../ 20.. |
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần: 1 Tiết 2
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HScó khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nắm chắc cách so sánh các số có hai chữ số
- Biết ước lượng được đồ vật theo nhóm chục.
2. Phẩm chất, năng lực
Năng lực:
- Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra, qua đó hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.
Phẩm chất:
Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, thẻ Đ/S…..
Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
5’ | A. Khởi động - KTBC Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi, kiểm tra lại bảng số đã học | - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm - Đếm các số từ 46 đến 63 - Nêu các số tròn chục? - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học) | - HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm. - Hs trả lời |
25’ | B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 3: Câu nào đúng, câu nào sai? Mục tiêu: Ôn tập, củng cố cách so sánh các số có hai chữ số.
| - GV ghi bài 3, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chiếu slide - GV chữa bài bằng hình thức giơ thẻ Đ/S * hs thảo luận và chia sẻ ý kiến về cách so sánh hai số: + Muốn so sánh các số có hai chữ số ta làm như thế nào? + Ngoài cách so sánh trên ta còn cách nào nữa ?
+ yêu cầu hs so sánh cụ thể trên phép tính b, rồi kết luận đ hay s + Hiện kết quả đáp án trên slide *Câu hỏi phát triển năng lực: + Trong các số đã cho, số nào lớn nhất, số nào bé nhất? - GV nhận xét, chốt ý: Khi so sánh các số có hai chữ số, ta so sánh chữ số hàng chục trước, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh đến hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. | - Đọc và xác định yêu cầu bài. - làm VBT - Quan sát bài chữa và nêu ý kiến: * các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến + số nào đếm trước thì bé hơn + ta so sánh số hàng chục trước, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh đến hàng đơn vị. + hs nêu + Hs trả lời + hs lắng nghe |
. C. Hoạt dộng vận dụng Bài4:Ước lượng theo nhóm chục? Mục tiêu: Biết ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.. b.Trả lời các câu hỏi ? | - GV cho HS đọc yêu cầu bài 4. - Gv bật slide hình mẫu - Ước lượng theo nhóm chục: + hai bạn nhỏ trong tranh ước lượng số lượng quyển sách bằng cách nào? + từ ngữ nào được hai bạn sử dụng khi ước lượng? -Nhắm mắt lại tưởng tượng trong đầu: Nếu cô có 1 chục quyển sách Toán, cô xếp chồng lên nhau thì chồng sách đó cao bằng chừng nào? Tương tự với 2,3 chục quyển sách. - yêu cầu hs đếm để kiểm tra lại kết quả sau khi ước lượng ( đếm theo chục sau khi san thành các chồng 1 chục quyển sách ) - Đối chiếu số lượng ước lượng ban đầu: nêu kết quả có 43 quyển sách. - Gv chiếu slide - Hs thực hiện các yêu cầu ở câu a, b: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi ước lượng số con trong hình và kiểm tra bằng cách đếm lại: + ước lượng số con kiến ( trong hình vẽ ) theo nhóm chục ( nhóm mẫu được chọn là số kiến trong một hàng) + đếm để kiểm tra số lượng và đối chiếu vơi sước lương ban dầu - GV nhận xét, chốt ý: Cách ước lượng theo nhóm chục: + Chọn nhóm mẫu có số lượng khoảng 1 chục + Ước lượng theo số lượng nhóm mẫu vì trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng có thể đếm được chính xác số lượng của nhóm vật, vì vậy việc ước lượng để biết số lượng gần đúng là rất cần thiết. | + hs đọc + cả lớp quan sát
+ hs trả lời con số ước lượng theo quan sát bằng mắt + 10 quyển sách / 1 chục quyển sách + hs làm động tác giơ 2 tay để mô tả - hs phân tích mẫu để nhận biết các thao tác ước lượng: + ước lượng theo nhóm chục:bạn gái ước lượng mỗi chồng sách có khoảng 1 chục quyển sách. Có 4 chồng sách, vì vậy có khoảng 4 chục quyển sách + hs đếm + hs trả lời số lượng sách có sau khi đếm.
+ trả lời theo ước lượng qua quan sát hình vẽ
+ hs đếm và đối chiếu
+ hs lắng nghe | |
5’ | D. Củng cố - Dặn dò | -Trò chơi: “ Ai tinh mắt hơn” cho hs ước lượng nhóm đồ vật qua hình vẽ chiếu trên slide ( 2-3 hình vẽ ) - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. | - Hs nào giơ tay nhanh nhất ưu tiên gọi chơi - Hs nhận xét kết quả bạn chơi |
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):………………………………………………….
Trường Tiểu học Giáo viên: | Ngày dạy :..../...../ 20.. |
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần : 1 Tiết 3
BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ )
TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HScó khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 gồm các dạng bài cơ bản về: tính nhẩm, tính viết ( đặt tính rồi tính ) , thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính.
2. Phẩm chất, năng lực
Năng lực:
- Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.
Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở…
Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
5’ | A. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi | - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học) | - HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm. |
25’ | B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập Bài1: Tính a. Mục tiêu: Hs điền được kết quả phép tính và nêu được cách nhẩm
b.
Bài 2: Đặt tính rồi tính Mục tiêu: Hs biết làm tính viết theo hàng dọc
Bài 3: Tính a.Mục tiêu: Hs biết tính nhẩm số tròn chục, rèn kĩ năng thực hiện cộng , trừ các số tròn chục trong trường hợp có cả 2 dấu trong 1 phép tính. b. Mục tiêu: Hs biết thực hiện tính trong trường hợp có đên hai pt cộng, trừ thì tính lần lượt từ trái qua phải. | - GV ghi bài 1, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chiếu slide. HS quan sát các phép tính rồi tự hoàn thành: - Chữa bài theo dãy (nối tiếp mỗi 1hs 1 phép tính ) * hs thảo luận và chia sẻ ý kiến về các phép tính phần a: + Các phép tính cộng có điểm gì giống nhau? + Các phép tính trừ có điểm gì giống nhau? + Ai có thể lấy vd về phép cộng và phép trừ tương tự như vừa làm? - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - Cách làm tương tự như phần a - Khuyến khích hs nêu cách nhẩm: - GV nhận xét, chốt ý: Để thực hiện nhẩm đúng, nhẩm nhanh các số trong phạm vi 20 chúng ta có thể đếm bớt, đếm thêm hoặc tách số có hai chữ số thành số chục và số đơn vị. - GV ghi bài 2, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chữa bài bằng máy soi vở + Nêu các bước khi làm tính dọc + Gọi 2-3 hs nêu cách thực hiện + cho hs đổi chéo vở kiểm tra - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - GV nhận xét, chốt ý: Để làm dạng bài đặt tính rồi tính ta thực hiện 2 bước: B1 đặt tính.B2 tính. Khi đặt tính ta viết ST1 trước sau đó viết ST2 ở dưới thẳng hàng với ST1 sao cho hàng đv thẳng hàng đv, hàng chục thẳng hàng chục, dấu + ( - ) ở bên trái giữa hai số, kẻ ngang thay cho dấu bằng. Khi tính từ phải sang trái. Kết quả viết dưới cùng thẳng hàng. Lưu ý trường hợp pt số có 2cs + (-) với số có 1cs,đặt tính hay bị lệch hàng. - GV ghi bài 3, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chữa bài theo cặp nối tiếp + Nêu cách nhẩm 80 + 10 ? + Phép tính vừa có dấu +, vừa có cả dấu - con nhẩm ntn ?
- Gv chữa bài tương tự phần a lưu ý hs không cần viết kết quả trung gian ( bước đó chỉ làm miệng) | - Đọc và xác định yêu cầu bài. - làm VBT - Quan sát bài chữa và nêu ý kiến nhận xét * các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến
+ số tròn chục cộng với số có 1 chữ số + hàng đơn vị của số có hai chữ số giống số đứng sau dấu trừ + hs nêu vd
+ Đếm thêm hoặc đếm bớt + 13 + 5 nhẩm như sau: 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị, lấy 3 + 5 = 8. 8 thêm 1 chục bằng 18. Vậy 13 + 5 = 18 - Đọc và xác định yêu cầu bài. + Hs nêu + cả lớp làm vở ô li Toán + hs nêu trên 1 con tính cụ thể
+ hs kiểm tra vở nhau + hs lắng nghe , 1 hs nhắc lại
- làm VBT + 3 cặp chữa bài + 8 chục + 1 chục = 9 chục vậy 80 + 10 = 90 + Con nhẩm theo thứ tự từ trái sang phải
- làm VBT + hs nêu cụ thể cách tính khi chữa bài |
5’ | C. Hoạt dộng vận dụng Trò chơi: Ai nhanh ai đúng Mục tiêu: Biết vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết bài toán thực tế | - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đưa ra 1 phép tính mà hs làm theo 3 cách tính viết khác nhau( sai do đặt tính lệch cột, tính sai và 1 PT đùng) - GV cho HS thảo luận nhóm ba - GV cho hs dùng thẻ ĐS nêu ý kiến - Hỏi: Vì sao PT đó con cho là sai? - GV nhận xét, khen ngợi HS. | -Hs nghe phổ biến luật chơi -Hs thảo luận nhóm - Hs giơ thẻ Đ, S - Hs trả lời -Hs lắng nghe |
5’ | D. Củng cố - Dặn dò | - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. | - Hs lắng nghe |
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có ):………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Trường Tiểu học Giáo viên: | Ngày dạy :..../...../ 20.. |
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần: 1 Tiết 4
BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ )
TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS có khả năng:
II. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 và vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
III. Phẩm chất, năng lực
Năng lực:
- Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.
Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở, 4 bộ thẻ gồm 3 số 25,10,35 ( cho 2 đội chơi )…..
Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
5’ | A. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
| - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học) | - HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm. |
25’ | B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài4: Tìm lỗi sai trong mỗi phép tính sau rồi sửa lại cho đúng Mục tiêu: Hs nhận biết được lỗi sai khi làm tính viết và sửa lại cho đúng
Bài 5: Toán có lời văn Mục tiêu: Hs biết phân tích đề toán để có phép tính đúng
C.Hoạt dộng vận dụng
Bài 6: Tính Mục tiêu: Hs biết được mối quan hệ của các số trong các phép tính đã lập, mối quan hệ đó giúp hs tínhnhẩm nhanh và dễ dàng hơn . | - GV ghi bài 4, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv chiếu slide. HS quan sát các phép tính rồi làm: - Chữa bài nối tiếp theo dãy * Gv hỏi cách làm bài của hs :
+ Lỗi sai của pt1 là gì? + Pt 2 sai chỗ nào?
+ Lỗi sai của pt3?
+ lỗi sai đó nhắc chúng ta điều gì? - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu. - GV nhận xét, chốt ý: Để làm đúng dạng tính viết đúng lưu ý đặt tính chuẩn và thực hiện tính từ phải sang trái - GV ghi bài 5, HD HS xác định yêu cầu bài. - Gv giúp hs phân tích đề bài: + đề bài cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Hs làm bài + Gv chữa bài trên máy soi + cho hs đổi chéo vở kiểm tra - Bật slide đáp án hs kiểm tra đối chiếu - GV nhận xét, chốt ý: Để làm dạng toán có lời văn cần đọc kĩ đề bài, phân tích dữ liệu đề bài cho để xác định được phép tính đúng. - GV ghi bài 6, HD HS xác định yêu cầu bài. - Tổ chức dưới dạng trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: Tổ 1+2 là đội 1, tổ 3+4 là đội 2. Mỗi đội 4 người xếp thành hàng 1, mỗi người lập 1 pt đúng từ bộ thẻ số Gv đã chuẩn bị. Đội nào kết quả đúng mà nhanh hơn đội đó về nhất. Tùy tình hình thực tế chơi GV kết luận. + hs chơi -Gv nhận xét và công bố kết quả trò chơi. - GV nhận xét, chốt ý: Từ 3 số đề bài cho có thể lập được 4 phép tính đúng ( 2pt cộng, 2 pt trừ ). Qua đó ta biết được các pt này đều có quan hệ với nhau, giúp chúng ta tính nhẩm nhanh và dễ dàng hơn. | - Đọc và xác định yêu cầu bài. - làm VBT - Quan sát bài chữa và nêu ý kiến nhận xét * các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến + sai ở phần tính toán. Kết quả đúng là 88 + sai phần đặt tính, kết quả đúng là 92 + sai phần đặt tính, kết quả đúng là 19 + cẩn thận khi đặt tính và tính toán + hs kiểm tra bài làm
+ hs lắng nghe - Đọc và xác định yêu cầu bài. + đề bài cho biết trên xe buýt có 37 người, đến điểm dừng 11 người xuống xe + Hỏi trên xe buýt còn lại bao nhiêu người? + cả lớp làm vở ô li Toán + hs kiểm tra vở nhau + hs lắng nghe , 1 hs nhắc lại
- Đọc và xác định yêu cầu bài.
+ cả lớp cổ vũ + hs nhận xét phần chơi của 2 đội. - Hs lắng nghe |
5’ | D. Củng cố - Dặn dò | - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. | - Hs lắng nghe |
Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Trường Tiểu học Giáo viên: | Ngày dạy :..../...../ 20.. |
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tuần: 1 Tiết 5
BÀI: TIA SỐ. SỐ LIỀN TRƯỚC – SỐ LIỀN SAU
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS có khả năng:
II. Kiến thức, kĩ năng
- Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Biết xếp thứ tự các số
III. Phẩm chất, năng lực
Năng lực:
- Thông qua nội dung bài học hs biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.
Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, máy soi vở
Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, nháp ...
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
5’ | A. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi | - GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể: hát vận động bài Tập đếm - GV giới thiệu vào bài. (nêu mục tiêu bài học) | - HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm. |
10’ | B. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết tia số Mục tiêu: Hs nhận biết tia số có các vạch cách đều nhau, vạch đầu tiên là số 0, phía cuối của tia số là mũi tên
2. Số liền trước, số liền sau: Mục tiêu: Hs nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
| - Gv chiếu slide hình ảnh tia số - Gv chỉ tay vào mô hình tia số giới thiệu: đây là tia số, tia số có các vạch cách đều nhau, vạch đầu tiên là số 0, phía cuối cùng của tia số là mũi tên * Nêu một số đặc điểm nhận dạng của tia số + tia số được chia vạch như thế nào? + vạch đầu tiên của tia số là số mấy? + Phía cuối của tia số là gì ?
-Gv mời hs lên bảng chỉ tay vào từng số dưới mỗi vạch của tia số trên màn hình và đếm: 0,1,2,3…..10 + Gv bật hiệu ứng số 7 trên tia số đổi màu và nhấp nháy, chỉ và giới thiệu: 6 là số liền trước của số 6, 8 là số liền sau của số 7. + Gv chỉ tay vào một số cụ thể trên mô hình tia số, yêu cầu hs nêu số liền trước, số liền sau của số đã cho. + hs thực hiện theo cặp chỉ vào một số trong mô hình tia số rồi đố bạn số liền trước-số liền sau của số đó? | - hs quan sát - nhắm mắt 30 giây nghĩ về hình ảnh tia số trong đầu. * các câu trả lời của hs dưới đây là dự kiến + tia số được chia vạch cách đều nhau + vạch đầu tiên của tia số là số 0 + Phía cuối của tia số là mũi tên
+ hs lên bảng thao tác
+ hs quan sát và lắng nghe + 2-3 hs đọc lại + 2-3 hs trả lời
+ 2 cặp
+ hs lắng nghe |
5’ | C. Luyện tập – Thực hành Bài 1 a.Xếp các thẻ số vào vị trí thích hợp dưới mỗi vạch của tia số Mục tiêu: Hs củng cố nhận biết về tia số và một vài nhận xét về đặc điểm nhận dạng tia số b. Trả lời các câu hỏi Mục tiêu: Hs củng cố nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước ( số có một chữ số ) Bài 2 a.Số? Mục tiêu: Hs biết điền các số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số
b. Trả lời các câu hỏi Mục tiêu: Hs củng cố nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước ( số có hai chữ số )
| - GV ghi bài 1a, HD HS xác định yêu cầu bài - chiếu slide bài 1a - yêu cầu hs sử dụng bộ đồ dùng - Gv đi kiểm tra từng bàn khi hs thực hành và nhận xét bài làm của hs - chiếu slide đáp án bài 1a GV ghi bài 1b, HD HS xác định yêu cầu bài - GV nhận xét, chốt ý: Để nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước ta dựa trên thứ tự vị trí hoặc dựa vào phép cộng hoặc phép trừ ( cộng 1 hoặc trừ 1) - GV ghi bài 2a, HD HS xác định yêu cầu bài -Gv chữa bài trên máy soi vở + tia số được chia vạch như thế nào? + các số trên tia số được sắp xếp theo thứ tự nào? GV ghi bài 2b, HD HS xác định + cách làm tương tự bài 1b + cho hs đố vui theo cặp tìm số liền trước hoặc liền sau của số có 2 chữ số - GV nhận xét, chốt ý: Tia số có các vạch cách đều nhau, các số trên tia số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn theo chiều mũi tên từ trái sang phải. Số đứng sau luôn lớn hơn số đứng trước nó. | - Hs đọc và xác định yêu cầu đề bài - hs thực hành xếp các thẻ số vào vị trí thích hợp
- Hs đối chiếu kiểm tra - Hs đọc và xác định yêu cầu đề bài - hs thực hiện theo cặp đố bạn ( 1 người hỏi, 1 người trả lời ) - Hs đọc và xác định yêu cầu đề bài + làm VBT + tia số được chia vạch cách đều nhau + các số trên tia số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ 3 cặp hs
+ hs lắng nghe |
5’ | D. Hoạt dộng vận dụng Trò chơi “ONG TÌM SỐ”: Mục tiêu: Biết vận dụng so sánh trực tiếp các số để sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn | - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đặt sẵn 10 thẻ từ ghi các số có 2 chữ số khác nhau lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ để tạo thành dãy số từ bé đến lớn đính lên bảng. - GV cho HS thảo luận nhóm ba . - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. - GV nhận xét, khen ngợi HS. | - Hs lắng nghe - HS thảo luận nhóm 3.. - 2 Nhóm lên thi tiếp sức . |
5’ | C. Củng cố - Dặn dò | - GV nêu lại nội dung bài. - Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán. | - Hs lắng nghe |
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có)
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Vì tài liệu rất dài, mời các bạn tải về để lấy đủ 35 tuần!
- Giáo án Toán lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (cả năm)
- Giáo án Toán lớp 2 sách Cánh Diều (Cả năm)
- Giáo án Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (cả năm)
Giáo án Toán lớp 2 sách Cánh Diều (Cả năm) được GiaiToan chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần chia sẻ trên đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy, cô tham khảo, qua đó có thể xây dựng được một phương tiện dạy học sáng tạo, hiệu quả. Giáo án môn Toán lớp 2 sách Cánh Diều sẽ giúp các thầy cô giảng dạy lớp 2 có thể tiết kiệm được thời gian soạn giáo án và học hỏi thêm được cách triển khai nội dung bài học hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn. Ngoài việc tham khảo tài liệu trên thầy, cô có thể tìm hiểu thêm môn Toán lớp 2 mà GiaiToan biên soạn
- Lượt tải: 273
- Lượt xem: 1.544
- Dung lượng: 4,9 MB