Cho đường thẳng d: 2x – y = 4 trên mặt phẳng tọa độ Oxy Giải Toán 10 sách kết nối tri thức

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Hoạt động 3 trang 23 Toán 10 tập 1

Giải SGK Toán 10: Hoạt động 3 trang 23 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 10. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Cho đường thẳng d: 2x – y = 4 trên mặt phẳng tọa độ Oxy (H.2.1). Đường thẳng này chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng.

Cho đường thẳng d: 2x – y = 4 trên mặt phẳng tọa độ Oxy

a) Các điểm O(0; 0), A(-1; 3) và B(-2; -2) có thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d không?

Tính giá trị của biểu thức 2x – y tại các điểm đó và so sánh với 4.

b) Trả lời câu hỏi tương tự câu a với các điểm C(3; 1), D(4; -1)

Lời giải chi tiết

a) Ta có:

O(0; 0) => x = 0; y = 0 thay vào đường thẳng d ta được:

2.0 – 0 = 0 < 4

=> O(0; 0) nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d

A(-1; 3) => x = 1; y = 3 thay vào đường thẳng d ta được:

2.(-1) – 3 = -5 < 4

=> A(-1; 3) nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d chứa gốc tọa độ O.

B(-2; -2) => x = -2; y = -2 thay vào đường thẳng d ta được:

2.(-2) – (-2) = -2 < 4

=> B(-2; -2) nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d chứa gốc tọa độ O.

=> Các điểm O(0; 0), A(-1; 3) và B(-2; -2) thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d.

b) C(3; 1) => => x = 3; y = 1 thay vào đường thẳng d ta được:

2.3 – 1 = 5 > 4

=> C(3; 1) nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d không chứa gốc tọa độ.

D(4; -1) => x = 4; y = -1 thay vào đường thẳng d ta được:

2.4 – (-1) = 9 > 4

=> D(4; -1) nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d không chứa gốc tọa độ.

=> Các điểm C(3; 1), D(4; -1) thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d không chứa gốc tọa độ.

A. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y có dạng tổng quát là:

ax + by ≤ c (ax + by ≥ c, ax + by < c, ax + by > c)

trong đó a, b, c là những số thực đã cho, a và b không đồng thời bằng 0, x và y là các ẩn số.

- Cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by ≤ c nếu bất đẳng thức ax0 + by0 ≤ c đúng.

B. Cách giải bất phương trình bậc nhất hai ẩn

- Các biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by ≤ c

+ Vẽ đường thẳng d: ax + by = c trên mặt phẳng Oxy

+ Lấy một điểm M0(x0; y0) không thuộc d.

+ Tính ax0 + by0 và so sánh với c

+ Nếu ax0 + by0 < c thì nửa mặt phẳng bờ d chưa M0 là miền nghiệm của bất phương trình. Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mặt phẳng bờ d chứa M0 là miền nghiệm của bất phương trình.

----> Bài học liên quan: Toán 10 Bài 3 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

-------------------------------------------------

Ngoài dạng bài tập Chuyên đề Toán 10: Giải bất phương trình bậc nhất hai ẩn các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều nội dung Hỏi đáp Toán lớp 10 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!

Chia sẻ bởi: Khang Anh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 184
Sắp xếp theo