Cho biểu thức A=(2+1/3-2/5)-(7-3/5-4/3)-(1/5+5/3-4) Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo

Nội dung
  • 4 Đánh giá

Bài 3 trang 25 Toán 7 tập 1

Giải SGK Toán 7: Bài 3 trang 25 Quy tắc dấu ngoặc Quy tắc chuyển vế được GiaiToan hướng dẫn giúp các học sinh luyện tập về dạng bài tính nhanh. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh tự củng cố kiến thức, luyện tập và nâng cao cách giải bài tập Toán lớp 7. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo.

Cho biểu thức A = \left( {2 + \frac{1}{3} - \frac{2}{5}} \right) - \left( {7 - \frac{3}{5} - \frac{4}{3}} \right) - \left( {\frac{1}{5} + \frac{5}{3} - 4} \right)

Hãy tính A theo hai cách:

a) Tính giá trị của từng biểu thức trong dấu ngoặc trước.

b) Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp.

Lời giải chi tiết

a) Thực hiện các phép tính bằng cách tính giá trị của từng biểu thức trong dấu ngoặc trước như sau:

\begin{matrix}
  A = \left( {2 + \dfrac{1}{3} - \dfrac{2}{5}} \right) - \left( {7 - \dfrac{3}{5} - \dfrac{4}{3}} \right) - \left( {\dfrac{1}{5} + \dfrac{5}{3} - 4} \right) \hfill \\
  A = \left( {\dfrac{{30}}{{15}} + \dfrac{5}{{15}} - \dfrac{6}{{15}}} \right) - \left( {\dfrac{{105}}{{15}} - \dfrac{9}{{15}} - \dfrac{{20}}{{15}}} \right) - \left( {\dfrac{3}{{15}} + \dfrac{{25}}{{15}} - \dfrac{{60}}{{15}}} \right) \hfill \\ 
\end{matrix}

\begin{matrix}
  A = \dfrac{{30 + 5 - 6}}{{15}} - \dfrac{{105 - 9 - 20}}{{15}} - \dfrac{{3 + 25 - 60}}{{15}} \hfill \\
  A = \dfrac{{29}}{{15}} - \dfrac{{76}}{{15}} - \dfrac{{ - 32}}{{15}} \hfill \\
  A = \dfrac{{29 - 76 + 32}}{{15}} = \dfrac{{ - 15}}{{15}} =  - 1 \hfill \\ 
\end{matrix}

b) Thực hiện các phép tính bằng cách bỏ dấu ngoặc rồi nhóm các số hạng thích hợp như sau:

\begin{matrix}  A = \left( {2 + \dfrac{1}{3} - \dfrac{2}{5}} \right) - \left( {7 - \dfrac{3}{5} - \dfrac{4}{3}} \right) - \left( {\dfrac{1}{5} + \dfrac{5}{3} - 4} \right) \hfill \\  A = 2 + \dfrac{1}{3} - \dfrac{2}{5} - 7 + \dfrac{3}{5} + \dfrac{4}{3} - \dfrac{1}{5} - \dfrac{5}{3} + 4 \hfill \\  A = \left( {\dfrac{1}{3} + \dfrac{4}{3} - \dfrac{5}{3}} \right) + \left( { - \dfrac{2}{5} + \dfrac{3}{5} - \dfrac{1}{5}} \right) + \left( {2 + 4 - 7} \right) \hfill \\  A = 0 + 0 - 1 =  - 1 \hfill \\ \end{matrix}

A. Thứ tự thực hiện các phép tính

- Trong một biểu thức có thể có dấu ngoặc.

Đối với biểu thức không có dấu ngoặc

- Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

Lũy thừa nhân và chia cộng và trừ.

Đối với biểu thức có dấu ngoặc

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự:

( ) [ ] { }

B. Quy tắc bỏ dấu ngoặc

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu "-" thành dấu "+" và dấu "+" thành dấu "-".

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.

----> Bài học liên quan: Toán 7 Bài 4 Quy tắc dấu ngoặc Quy tắc chuyển vế

-------------------------------------------------

Ngoài dạng bài tập Chuyên đề Toán lớp 7: Quy tắc dấu ngoặc Quy tắc chuyển vế các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều nội dung Hỏi đáp Toán lớp 7 được GiaiToan đăng tải. Với phiếu bài tập này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các em học tập tốt!

Chia sẻ bởi: Khang Anh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 2.004
Sắp xếp theo