Quy tắc dấu ngoặc Bài tập Toán lớp 6
Quy tắc dấu ngoặc lớp 6
Quy tắc dấu ngoặc Toán lớp 6 được biên soạn và đăng tải bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo trọng tâm chương trình học THCS Toán lớp 6 giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Chúc các em học sinh ôn tập thật tốt!
A. Quy tắc dấu ngoặc
– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
a + (b – c + d) = a + b – c + d
– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "–" đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” đổi thành "–", dấu "–" đổi thành dấu “+”.
a – (b – c + d) = a – b + c – d
B. Tính nhanh
Phương pháp tính nhanh:
– Để tính nhanh các tổng, ta áp dụng quy tắc dấu ngoặc để bỏ dấu ngoặc:
• Nếu đằng trước dấu ngoặc có dấu “+” khi bỏ ngoặc giữ nguyên dấu các số hạng bên trong ngoặc.
• Nếu đằng trước ngoặc có dấu "–" khi bỏ ngoặc phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc.
Sau đó áp dụng các tình chất giao hoán, kết hợp trong tổng đại số.
– Chú ý: Khi kết hợp các cặp số hạng ta thường kết hợp:
• Các cặp số đối nhau
• Các cặp số có kết quả tròn chục hoặc tròn trăm, …
• Nhóm các số hạng vào trong ngoặc …
C. Bài tập vận dụng quy tắc dấu ngoặc
Bài tập 1: Tính nhanh
a) (2 354 – 45) – 2 354 | b) (– 2 009) – (234 – 2 009) |
c) (16 + 23) + (153 – 16 – 23) | d) (134 – 167 + 45) – (134 + 45) |
Hướng dẫn giải
a) (2 354 – 45) – 2 354
= 2 354 – 45 – 2 354 (Bỏ dấu ngoặc)
= (2 354 – 2 354) – 45 (Tính chất kết hợp)
= 0 – 45 = – 45
b) (– 2 009) – (234 – 2 009)
= – 2 009 – 234 + 2 009 (Quy tắc bỏ ngoặc với dấu "–" trước ngoặc)
= (– 2 009 + 2 009) – 234 (Tính chất kết hợp)
= 0 – 234 = – 234
c) (16 + 23) + (153 – 16 – 23)
= 16 + 23 + 153 – 16 – 23 (Quy tắc bỏ ngoặc với dấu “+“ trước ngoặc)
= (16 – 16) + (23 – 23) + 153 (Tính chất kết hợp)
= 0 + 0 + 153 = 153
d) (134 – 167 + 45) – (134 + 45)
= 134 – 167 + 45 – 134 – 45 (Quy tắc bỏ ngoặc với dấu "–" trước ngoặc)
= (134 – 134) + (45 – 45) – 167 (Tính chất kết hợp)
= 0 + 0 – 167 = – 167
Bài tập 2: Thu gọn các biểu thức sau:
a) (a + b +c) – (a – b + c)
b) (a + b – c) + (a – b) – (a – b – c)
c) – (a – b – c) – (– a + b + c) – (a – b + c)
Hướng dẫn giải
a) (a + b + c) – (a – b + c)
= a + b + c – a + b – c (Quy tắc bỏ ngoặc với dấu “–“ trước ngoặc)
= (a – a) + (b + b) + (c – c) (Tính chất kết hợp)
= 0 + 2b + 0 = 2b
b) (a + b – c) + (a – b) – (a – b – c)
= a + b – c + a – b – a + b + c (Quy tắc bỏ ngoặc với dấu “–“ trước ngoặc)
= (a + a – a) + (b – b + b) + (– c + c) (Tính chất kết hợp)
= a + b
c) – (a – b – c) – (– a + b + c) – (a – b + c)
= – a + b + c + a – b – c – a + b – c (Quy tắc bỏ ngoặc với dấu “–“ trước ngoặc)
= (– a + a – a) + (b – b + b) + (c – c – c) (Tính chất kết hợp)
= – a + b – c
Bài tập 3: Tính giá trị các biểu thức sau biết x = – 53, y = 45; z = – 15
a) x + y + z – y
b) 16 + x – (y + z) – x
Hướng dẫn giải
a) x + y + z – y = x + (y – y) + z
= x + z
= – 53 + (– 15)
= – 68
b) 16 + x – (y + z) – x
= 16 + (x – x) – (y + z)
= 16 + 0 – (y + z)
= 16 – [45 + (– 15)]
= 16 – 30 = – 14
Bài tập 4: Thực hiện phép tính (tính hợp lí nếu có thể)
a, 23 – 18 + 27 – 12
b, (127 – 205) – (25 + 327)
c, 125 . (28 + 72) – 25 . (32 . 4 + 64)
Hướng dẫn giải
a, 23 – 18 + 27 – 12
= (23 + 27) – (18 + 12)
= 50 – 30
= 20
b, (127 – 205) – (25 + 327)
= (127 – 327) – (205 – 25)
= – 200 – 180
= – 380
c, 125. (28 + 72) – 25.(32 . 4 + 64)
= 125 . 100 – 25. (9 . 4 + 64)
= 125 . 100 – 25 . (36 + 64)
= 125 . 100 – 25.100
= (125 – 25) . 100
= 100 . 100 = 10 000
Bài tập 5: Rút gọn biểu thức:
a) x + (– 30) – [ 95 + (– 40) + (– 30)]
b) a + (273 – 120) – (270 – 120)
c) b – (294 + 130) + (94 + 130)
Hướng dẫn giải
a) x + (– 30) – [ 95 + (– 40) + (– 30)]
= x + (– 30) – 95 – (– 40) – (– 30)
= x + (– 30) – 95 + 40 + 30
= x – 95 + 40 + (– 30 + 30)
= x – 55
b) a + (273 – 120) – (270 – 120)
= a + 273 – 120 – 270 +120
= a + (273 – 270 ) + (– 120 +120)
= a + 3
c) b – (294 + 130) + (94 + 130)
= b – 294 – 130 + 94 +130
= b + (– 294 +94) + (– 130 + 130)
= b + (– 200)
D. Bài tập luyện tập quy tắc dấu ngoặc
Bài tập 1: Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (1 267 – 196) – (267 + 304)
b) (3 965 – 2 378) – (437 – 1 378) – 528
c) (2 002 – 79 + 15) – (– 79 + 15)
d) – 329 – (15 – 101) – (25 – 440)
Bài tập 2: Tính nhanh:
a) – 3 752 – (29 – 3 632) – 51
b) 321 + {– 15 + [30 + (– 321)]}
c) 4 524 – (864 – 999) – (36 + 3 999)
d) 1 000 – (137 + 572) + (263 – 391)
Bài tập 3: Cho a = – 13; b = 25, c = – 30. Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) a + b – (c + b)
b) a + a + 12 – b
c) 25 + a – (b + c) – a
-------------------------------------------------------
- Lượt xem: 9.616