Bài 6 trang 107 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo Giải Toán 6 tập 2

Nội dung
  • 2 Đánh giá

Bài 6 trang 107 SGK Toán lớp 6

Toán lớp 6 Bài 6 trang 107 là lời giải bài tập cuối chương 9 SGK Toán 6 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 6 Toán 6 SGK trang 107

Bài 6 (SGK trang 107 Toán 6): Kiểm tra thị lực của học sinh một trường THCS, ta thu được bảng kết quả như sau:

Khối

Số học sinh được kiểm tra

Số học sinh bị tật khúc xạ

(cận thị, viễn thị, loạn thị)

6

210

14

7

200

30

8

180

40

9

170

51

Hãy tĩnh và so sánh xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị tật khúc xạ” theo từng khối lớp.

Hướng dẫn giải

- Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần. Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó. Tỉ số

n(A)/n = Số lần sự kiện A xảy ra/Tổng số lần thực hiện hoạt động

Được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện.

Lời giải chi tiết

Xác suất thực nghiệm số học sinh bị tật khúc xạ theo từng khối lớp:

Khối 6:

- Số học sinh được kiểm tra là: 210

- Số học sinh bị tật khúc xạ là: 14

- Xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị tật khúc xạ” ở khối 6 là: 14:210 = \frac{{14}}{{210}} = \frac{1}{{15}}

Khối 7:

- Số học sinh được kiểm tra là: 200

- Số học sinh bị tật khúc xạ là: 30

- Xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị tật khúc xạ” ở khối 7 là:

30:200 = \frac{{30}}{{200}} = \frac{3}{{20}}

Khối 8:

- Số học sinh được kiểm tra là: 180

- Số học sinh bị tật khúc xạ là: 40

- Xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị tật khúc xạ” ở khối 8 là:

40:180 = \frac{{40}}{{180}} = \frac{2}{9}

Khối 9:

- Số học sinh được kiểm tra là: 170

- Số học sinh bị tật khúc xạ là: 51

- Xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị tật khúc xạ” ở khối 9 là:

51:170 = \frac{{51}}{{170}} = \frac{3}{{10}}

Để so sánh xác xuất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị tật khúc xạ”, ta thực hiện:

Quy đồng rồi so sánh các phân số \frac{1}{{15}};\frac{3}{{20}};\frac{2}{9};\frac{3}{{10}}

Ta có: \frac{1}{{15}} = \frac{{12}}{{180}};\frac{3}{{20}} = \frac{{27}}{{180}};\frac{2}{9} = \frac{{40}}{{180}};\frac{3}{{10}} = \frac{{54}}{{180}}

Vì 12 < 27 < 40 < 54 nên \frac{{12}}{{180}} < \frac{{27}}{{180}} < \frac{{40}}{{180}} < \frac{{54}}{{180}}

Hay \frac{1}{{15}} < \frac{3}{{20}} < \frac{2}{9} < \frac{3}{{10}}

Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị tật khúc xạ” tăng dần từ khối 6 đến khối 9.

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 6 Toán lớp 6 trang107 Bài tập cuối chương 9 cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 9: Một số yếu tố xác suất. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6.

Chia sẻ bởi: Kim Ngưu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 708
Sắp xếp theo