Bài 4 trang 102 Toán 6 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo Giải Toán 6 tập 2

Nội dung
  • 7 Đánh giá

Bài 4 trang 102 SGK Toán lớp 6

Toán lớp 6 Bài 4 trang 102 là lời giải bài Phép thử nghiệm - Sự kiện SGK Toán 6 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài 4 Toán 6 SGK trang 102

Bài 4 (SGK trang 102 Toán 6): Gieo 2 con xúc xắc cân đối và quan sát số chấm xuất hiện ở mặt trên mỗi con xúc xắc. Hãy đánh giá xem các sự kiện sau là chắc chắn, không thể hay có thể xảy ra.

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

b) Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1.

c) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1.

d) Hai mặt xuất hiện cùng số chấm.

Hướng dẫn giải

- Trong các trò chơi (thí nghiệm) tung đồng xu, bốc thăm, gieo xúc xắc, quay xổ số, …, mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm như trên được gọi là một phép thử nghiệm.

- Khi thực hiện phép thử nghiệm ta rất khó để dự đoán trước được kết quả của mỗi phép thử nghiệm đó. Tuy nhiên ta có thể liệt kê được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm.

Lời giải chi tiết

Số chấm xuất hiện ở mỗi mặt của con xúc xắc là: 1; 2; 3; 4; 5; 6

a) Số chấm xuất hiện ở mặt nhỏ nhất của con xúc xắc là 1

=> Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ nhất là:

1 + 1 = 2 (chấm)

Hay tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn hoặc bằng 2.

Vậy sự kiện “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” không thể xảy ra.

b) Khi số chấm xuất hiện trên mỗi con xúc xắc đều là 1, thì tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là:

1 . 1 = 1 (chấm)

Còn các trường hợp khác tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều lớn hơn 1.

Vậy sự kiện “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” có thể xảy ra.

c) Số chấm xuất hiện ở mặt nhỏ nhất của con xúc xắc là 1.

=> Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ nhất là:

1 + 1 = 2 (chấm)

Hay tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1.

Vậy sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc luôn lớn hơn 1” chắc chắn xảy ra.

d) Hai mặt của con xúc xắc có cùng số chấm đều là: 1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm.

Còn các trường hợp còn lại thì số chấm xuất hiện trên mỗi mặt của con xúc xắc sẽ khác nhau.

Vậy sự kiện “Hai mặt xuất hiện cùng số chấm” có thể xảy ra.

----------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết Bài 4 Toán lớp 6 trang 102 Phép thử nghiệm - Sự kiện cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 9: Một số yếu tố xác suất. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6.

Chia sẻ bởi: Kim Ngưu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 818
Sắp xếp theo