Bài 3.13 trang 66 Toán 6 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức
Bài 3.13 trang 66 SGK Toán lớp 6
Toán lớp 6 Bài 3.13 trang 66 là lời giải bài Bài 14 Phép cộng và phép trừ số nguyên SGK Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán lớp 6. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.
Giải bài 3.13 Toán lớp 6 trang 66
Bài 3.13 (SGK trang 66): Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilomet nếu vận tốc của chúng lần lượt là a) 11 km/h và 6 km/h? b) 11 km/h và – 6 km/h? |
Hướng dẫn giải
Cộng hai số nguyên cùng dấu
+ Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên.
+ Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả.
Cộng hai số nguyên khác dấu
+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phần số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số bé) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.
+ Hai số đối nhau có tổng bằng 0.
Lời giải chi tiết
Sau 1 giờ, ca nô đi về A đi được quãng đường là: 11 . 1 = 11 (km)
Sau 1 giờ, ca nô đi về B đi được quãng đường: 6 . 1 = 6 (km)
a) Ta có: vận tốc của hai ca nô đều dương nên hai ca nô cùng đi về phía B (chiều từ C đến B là dương)
Do đó khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là hiệu quãng đường đi được của chúng.
Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau số ki-lô-mét là: 11 – 6 = 5 (km)
b) Ta có:
Ca nô có vận tốc 11km/h (là vận tốc dương) nên ca nô có chiều đi từ C đến B.
Ca nô có vận tốc - 6km/h (là vận tốc âm) nên ca nô có chiều đi từ C đến A.
Do đó khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là tổng quãng đường đi được của chúng.
Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau số ki-lô-mét là: 11 + 6 = 17 (km).
------> Câu hỏi cùng bài:
- Bài 3.14 (SGK trang 66): Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào? ...
- Bài 3.15 (SGK trang 66): Tính nhẩm: ...
- Bài 3.16 (SGK trang 66): Tính một cách hợp lí: ...
- Bài 3.17 (SGK trang 66): Tính giá trị của biểu thức (-156) – x, khi: ...
- Bài 3.18 (SGK trang 66): Thay mỗi dấu “*” bằng một chữ số thích hợp để có: ...
-------> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 6 Bài 15 Quy tắc dấu ngoặc
----------------------------------------
Trên đây GiaiToan.com đã giới thiệu lời giải chi tiết Bài 3.13 Toán lớp 6 trang 66 Toán lớp 6 Bài 14 Phép cộng và phép trừ số nguyên cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 2: Số nguyên. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 6. Ngoài ra GiaiToan xin giới thiệu đến quý thầy cô và học sinh các tài liệu liên quan:
- Lượt xem: 21.791